- Bảo hiểm tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm dựa trên nguyên tắc
b. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hộ
6.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng
Với vai trị là cơng cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, sự biến động của lãi suất phụ thuộc vào các yếu tố sau đây (ảnh hưởng của từng yếu tố đến lãi suất được xem xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi hay cố định):
* Khả năng cung ứng và nhu cầu vốn trên thị trường
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường, cụ thể: Khi lượng vốn cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu sẽ làm cho lãi suất giảm và ngược lạị Dựa vào quy luật này, Nhà nước có thể khống chế lãi suất hoặc tác động vào cung hay cầu vốn trên thị trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
* Lạm phát
Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất tín dụng. Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất cũng tăng theọ Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng gia tăng lạm phát. Qua đó có thể xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát tăng, Nhà nước cần phải tăng lãi suất danh nghĩa bảo đảm lãi suất thực dương hoặc Nhà nước phải sử dụng các biện pháp khác để kiềm chế lạm phát. Mặt khác, khi lạm phát tăng nhanh, người có vốn thường không dám cho vay, bởi họ sợ đồng vốn của mình bị “mất giá”. Do đó, thay vì cho vay vốn họ chuyển sang dự trữ hàng hoá hoặc đầu tư ra nước ngoàị Khi đó, khả năng cung ứng vốn trên thị trường giảm xuống, điều này làm cho lãi suất tín dụng tăng lên. Trong khi đó, xét về cầu quỹ cho vay, khi lạm phát có xu hướng tăng lên đã kích thích nhu cầu vay vốn tăng lên vì gánh nặng cơng nợ sẽ giảm khi lạm phát tăng. Như vậy, lạm phát và lãi suất ln có mối quan hệ chặt chẽ và tác động ảnh hưởng lẫn nhaụ
* Chính sách vĩ mơ của Nhà nước
- Chính sách tài khố (thuế và chi tiêu của Chính phủ)
Bội chi ngân sách là một bộ phận trong cầu quỹ cho vay nên khi bội chi ngân sách tăng làm cho cầu quỹ cho vay lớn lên kéo theo lãi suất có xu hướng gia tăng.
Thơng thường, để bù đắp bội chi ngân sách, Chính phủ thường phát hành thêm trái phiếụ Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy sẽ có xu hướng tăng lên.
Tác động của thuế đến lãi suất cũng giống như tác động của thuế tới giá cả của các hàng hoá khác. Nếu Nhà nước tăng thuế, do tính chất chuyển giao của thuế, giá cả hàng hóa sẽ tăng lên. Khi đó, người dân phải dành tiền nhiều hơn cho nhu cầu tiêu dùng nên phần dành cho tiết kiệm sẽ giảm xuống, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất theo chiều hướng tăng lên.
- Chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp
vụ thị trường mở)
Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, NHTW có vai trị điều tiết hoạt động nền kinh tế vĩ mô thông qua công cụ của chính sách tiền tệ như: Lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở,…
Khi lãi suất tái chiết khấu của NHTW thay đổi sẽ làm tăng hoặc giảm chi phí huy động vốn của NHTM và do đó cản trở hoặc khuyến khích nhu cầu vaỵ Vì vậy, thơng qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, NHTW có thể khuyến khích mở rộng hay làm giảm khối lượng tín dụng mà NHTM cấp cho nền kinh tế, dẫn đến giảm hoặc tăng lãi suất tín dụng trên thị trường.
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, tức là NHTW quyết định giảm bớt vốn khả dụng của NHTM, kéo theo những khó khăn về ngân quỹ cho các ngân hàng, hạn chế khả năng cấp tín dụng của ngân hàng và ngược lạị Do đó, chính sách tăng hoặc giảm dự trữ bắt buộc cũng ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất thị trường.
Khi NHTW thực hiện việc mua (hoặc bán) chứng từ có giá trên thị trường làm tăng (hoặc giảm) khối lượng tiền cung ứng vào lưu thơng, vì thế cũng làm giảm hoặc tăng lãi suất tín dụng.
* Rủi ro và kỳ hạn tín dụng
Lãi suất tín dụng phụ thuộc nhiều vào tiềm lực tài chính, uy tín của người vaỵ Nếu người vay có tiềm lực tài chính vững vàng, có vị thế, có uy tín trên thị trường có nghĩa là xác suất xảy ra rủi ro đối với người cho vay thấp hơn thì lãi suất huy động vốn sẽ thấp hơn và ngược lạị
Chính vì thế, lãi suất trái phiếu Chính phủ thường thấp hơn so với trái phiếu cơng ty vì rủi ro về khả năng thanh tốn nợ của Chính phủ thấp hơn. Trong khi đó, các khoản vay của công ty dành cho đầu tư có khả năng rủi ro lớn hơn, do kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến khơng thể thanh tốn các khoản theo đúng thời hạn hoặc mất khả năng thanh tốn.
Thơng thường, thời hạn cho vay càng dài, rủi ro tiềm ẩn đối với người cho vay (rủi ro thanh khoản, rủi ro lạm phát,…) càng lớn, vì vậy lãi suất cho vay cũng cao hơn.
* Tỷ giá
Tỷ giá tác động đến sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hoá của một nước. Khi ngoại tệ tăng giá sẽ làm giá hàng nhập khẩu tăng lên, dẫn đến tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, nhu cầu đầu tư giảm và lãi suất giảm. Ngược lại, khi ngoại tệ giảm giá làm hạn chế xuất khẩu, kích thích nhập khẩu, cầu tiền tệ tăng dẫn đến tăng lãi suất.
* Một số nhân tố khác: Ngồi các yếu tố chính nêu trên thì mức độ
phát triển của các thể chế trung gian và mức độ cạnh tranh trong hoạt