Khái niệm, đặc điểm của chi Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 78 - 80)

- Tiền điện tử (electronic money)

NGÂN SáCH NHà NƯớC

3.3.1. Khái niệm, đặc điểm của chi Ngân sách Nhà nước

Chi Ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nước nhằm trang trải các chi phí cho bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng của Nhà nước về mọi mặt.

Chi Ngân sách Nhà nước là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nước. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát tiền từ NSNN để hình thành các loại quỹ gắn với các mục đích cụ thể trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ Ngân sách khơng trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Chẳng hạn, việc chi dùng quỹ Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc các chương trình kinh tế mục tiêu cụ thể.

Việc phân biệt hai quá trình này trong chi tiêu Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ trong nghiên cứu theo dõi sự vận động đặc thù của quỹ NSNN mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong quản lý Ngân sách Nhà nước.

Trong mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, chi Ngân sách Nhà nước mang những nội dung kinh tế và cơ cấu khác nhau, song chúng đều có những đặc điểm chung như sau:

- Chi Ngân sách Nhà nước gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước phải đảm đương trong thời kỳ. Nhà nước với bộ máy càng lớn, đảm đương nhiều nhiệm vụ thì mức độ và phạm vi chi của Ngân sách Nhà nước càng lớn. Tuy nhiên, nguồn thu NSNN có thể huy động được trong từng thời kỳ là có hạn, điều này buộc Nhà nước phải lựa chọn để xác định rõ phạm vi chi NSNN. Nhà nước không thể bao cấp tràn lan mà phải tập trung nguồn tài chính vào những phạm vi nhất định và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của Nhà nước trong từng thời kỳ.

- Chi NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và là chủ thể duy nhất quyết định nội dung, cơ cấu và mức độ các khoản chi của Ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ. Bởi vì cơ quan đó quyết định các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia, cơ quan đó thể hiện ý chí, nguyện vọng của tồn dân tộc. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành các khoản thu chi NSNN đã được Quốc hội phê chuẩn.

- Hiệu quả chi của Ngân sách Nhà nước được xem xét trên tầm vĩ mơ. Điều đó có nghĩa là hiệu quả các khoản chi của Ngân sách Nhà nước phải được xem xét một cách toàn diện dựa trên cơ sở của việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,... mà Nhà nước đã đề rạ

- Các khoản chi của Ngân sách Nhà nước mang tính chất khơng hồn trả trực tiếp là chủ yếụ Tính khơng hồn trả trực tiếp được thể hiện ở chỗ là các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân nhận được vốn, kinh phí, khoản hỗ trợ,... từ Ngân sách Nhà nước cấp thì khơng phải ghi nợ và

khơng phải hồn trả lại một cách trực tiếp cho Ngân sách. Mặt khác, không phải mọi khoản thu với mức độ, số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới các khoản chi của Ngân sách Nhà nước. Đây là điểm khác biệt của chi NSNN với các việc cấp tín dụng, đóng bảo hiểm,... Tuy vậy, Nhà nước cũng có những khoản chi mang tính chất hoàn trả như việc cho vay ưu đãi có hồn trả gốc và lãi để giải quyết cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo,...

- Các khoản chi của Ngân sách Nhà nước là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ trong nền kinh tế nên nó thường có những tác động đến sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, lãi suất, tỷ giá hối đối,... Do đó, việc nhận thức rõ mối quan hệ này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc kết hợp chặt chẽ giữa chính sách Ngân sách với chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách lãi suất,... để thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô (như tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, ổn định giá cả, cân bằng cán cân thanh toán,...).

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)