- Bảo hiểm tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm dựa trên nguyên tắc
b. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hộ
6.3.3. Tín dụng Nhà nước
Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể trong và ngoài nước. Trong quan hệ này, Nhà nước là chủ thể tổ
chức thực hiện các quan hệ tín dụng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Nhà nước xuất hiện trong quan hệ tín dụng này với vai trị vừa là người cho vay, vừa là người đi vaỵ
Tín dụng Nhà nước được thực hiện thông qua các hoạt động sau: - Thứ nhất, Nhà nước đi vaỵ Đây là hoạt động truyền thống của Nhà nước. Nhà nước đi vay bằng cách phát hành trái phiếu hoặc công trái, ký kết các hiệp định vay nợ,... tùy thuộc vào nhu cầu thiếu hụt của ngân sách Nhà nước và nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
- Thứ hai, Nhà nước cho vaỵ Hoạt động này được thực hiện chủ yếu trong nền kinh tế hiện đạị Nhà nước cho vay ưu đãi đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, xã hội ở trong nước, Chính phủ và các tổ chức nước ngồị
Tín dụng Nhà nước có những đặc điểm sau:
- Nhà nước huy động vốn và cho vay bằng tiền tệ. Nhà nước huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế chủ yếu thơng qua hình thức phát cơng trái, trái phiếu chính phủ,... để hình thành nguồn vốn cho vaỵ Trên cơ sở nguồn vốn đã có, Nhà nước cho vay đối với các chủ thể kinh tế cần vốn nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ, như đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các đối tượng chính sách. Nguồn đầu tư từ quỹ Ngân sách Nhà nước được thực hiện qua 2 kênh: Cấp phát và cho vaỵ Trong đó, cho vay ngày
càng được chú trọng và chiếm tỷ lệ lớn. Điều đó nói lên vai trị quan trọng của tín dụng Nhà nước.
- Tín dụng Nhà nước là loại tín dụng mang tính chất tín chấp cả về
phía đi vay cũng như cho vaỵ Nhà nước dùng uy tín của mình để đảm
bảo việc trả nợ đúng hạn số tiền đã vaỵ Tuy nhiên, Nhà nước phải tính tốn kỹ nhu cầu vay và có biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn vay để tạo nguồn tài chính vững chắc cho việc hồn trả nợ.
- Phạm vi huy động vốn rộng lớn: Việc phát hành công trái, trái phiếu của Nhà nước trong một thời kỳ nào đó để huy động vốn được thực hiện trên phạm vi cả nước và áp dụng đối với tất cả các chủ thể trong nền kinh tế (doanh nghiệp, cá nhân, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội,...). Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vốn của mình, Nhà nước có thể ký các hiệp định tín dụng để vay vốn nước ngồị