Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 126 - 129)

- Tiền điện tử (electronic money)

9 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, NXB Thống kê, 2004, trang 0,

4.2.3.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trình kết hợp và tác động qua lại của các yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Q trình này sẽ phát sinh những phí tổn nhất định về hiện vật và giá trị, được biểu hiện dưới hình thức vật tư, tiền vốn bị tiêu hao, máy móc thiết bị hao mịn, bị giảm giá trị và giá trị sử dụng, người lao động phải hao phí sức lao động,... Những hao phí này được dịch chuyển và kết tinh vào trong sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra, giá trị của chúng sẽ được bù đắp bằng nguồn tiền nhận được từ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong thực tế, lượng hao phí về các yếu tố sử dụng trong q trình kinh doanh có thể được biểu thị và đo lường

bằng các đơn vị khác nhau như hao phí về ngun vật liệu có thể được đo lường bằng đơn vị khối lượng, trọng lượng, hao phí về máy móc thiết bị có thể được đo lường bằng số giờ vận hành, hao phí về sức lao động có thể được đo lường bằng ngày công lao động,... Tuy nhiên, khi những hao phí kể trên được tính tốn, đo lường, biểu thị bằng một thước đo thống nhất là tiền tệ thì người ta gọi đó là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của

những hao phí về các yếu tố có liên quan và phục vụ cho kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, chi phí kinh

doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động vật hố, lao động sống và những phí tổn khác phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhaụ Nếu căn cứ vào cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp hiện hành, tồn bộ chi phí của doanh nghiệp trong kỳ được cấu thành bởi hai bộ phận: chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí khác.

ạ Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh là các khoản chi phí có liên quan và phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, chẳng hạn như chi phí vật tư, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích nộp theo qui định của nhà nước, chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí bằng tiền khác.

Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm chi phí kinh doanh hàng hóa dịch vụ và chi phí tài chính.

Chi phí kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thể được chia ra thành 2 loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí phát sinh và phục vụ trực tiếp cho các đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí vật tư, chi phí khấu hao nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, chi phí tiền lương cho lao động trực tiếp,... Các chi phí này có đặc điểm là phục vụ trực tiếp cho các đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp cho nên, một mặt nó thường được tập hợp trực tiếp theo

đối tượng hoặc nhóm đối tượng kinh doanh để tính giá thành, mặt khác nó phản ánh khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được tạo ra hoặc tiêu thụ trong kỳ. Ngược lại chi phí gián tiếp là các khoản chi phí phát sinh và phục vụ gián tiếp cho các đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí khấu hao văn phịng, thiết bị dụng cụ quản lý doanh nghiệp, chi phí tiền lương cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp,... Các chi phí này thường khơng phản ánh qui mô sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được tạo ra trong kỳ và thường không được tập hợp trực tiếp theo đối tượng kinh doanh mà được theo dõi và phân bố để tính tổng chi phí giá thành theo đối tượng hay nhóm đối tượng kinh doanh.

Chi phí kinh doanh hàng hóa dịch vụ có đặc điểm là sự phát sinh của chúng có liên quan và phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, tính chất phát sinh và qui mơ của các khoản chi phí này phụ thuộc vào đặc điểm và qui mơ của hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành. Như vậy, sự gia tăng của chi phí hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ đồng nghĩa với việc số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được sản xuất và cung ứng nhiều hơn. Tuy nhiên, điều đó có thể khơng xảy ra nếu chỉ có sự gia tăng về chi phí gián tiếp như chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí tài chính là các khoản chi phí có liên quan và phục vụ cho các hoạt động huy động vốn cho kinh doanh và đầu tư tài chính ra ngồi doanh nghiệp nhằm mục tiêu sử dụng hợp lí các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí tài chính của doanh nghiệp thường bao gồm: lãi tiền vay phải trả, chi phí hoạt động liên doanh liên kết, chi phí cho thuê tài sản, chi phí mua bán chứng khốn, chênh lệch tỉ giá, chiết khấu thanh toán cho người mua và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động đầu tư tài chính ra ngồi doanh nghiệp. Chi phí tài chính gắn liền và phát sinh từ hoạt động huy động vốn, thúc đẩy thu hồi vốn và đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Do đó, tính chất phát sinh và qui mơ của các khoản chi phí này phụ thuộc vào đặc điểm và qui mô hoạt động huy động vốn và đầu tư tài chính của doanh nghiệp.

Để đáp ứng mục tiêu hiệu quả trong quản lí tài chính thì tồn bộ chi phí hoạt động kinh doanh phải được bù đắp bằng doanh thu hoạt động kinh doanh trong cùng kỳ. Doanh thu hoạt động kinh doanh sẽ là nguồn tài chính cơ bản và quan trọng nhất để bù đắp các khoản chi phí hoạt động kinh doanh phát sinh trong kỳ. Về nguyên tắc doanh thu hoạt động kinh doanh phải lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ, nếu yêu cầu này không được đáp ứng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ, vốn kinh doanh của doanh nghiệp khơng được bảo tồn và phát triển.

b. Chi phí khác

Là các khoản chi phí của doanh nghiệp phát sinh ngồi chi phí hoạt động kinh doanh. Chi phí khác thường là các chi phí phát sinh một cách bất thường và không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí khác thường bao gồm: chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ khó địi đã xoá sổ kế tốn, chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi phí để thu tiền phạt và các chi phí bất thường khác. Với tính chất phát sinh không thường xuyên, doanh nghiệp khơng thể dự đốn và kế hoạch hoá được các chi phí nàỵ Nguồn tài chính cơ bản để bù đắp và trang trải các khoản chi phí này là doanh thu khác hay thu nhập bất thường của doanh nghiệp.

Việc nghiên cứu các khoản chi phí của doanh nghiệp theo tiêu thức kể trên sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể theo dõi, tập hợp và quản lý các chi phí theo từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể xác định chính xác kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)