Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 133 - 136)

- Tiền điện tử (electronic money)

9 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, NXB Thống kê, 2004, trang 0,

4.2.4.1. Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp

ạ Doanh thu của doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh, các nguồn tài chính được tạo ra từ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và từ các hình thức kinh doanh khác trong một thời kỳ nhất định được gọi là doanh thu của doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh thu là kết quả tổng hợp biểu hiện nguồn tài chính được sản sinh ra từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Nguồn tài chính này là cơ sở quan trọng để bù đắp các chi phí của doanh nghiệp trong kỳ và đảm bảo cho doanh nghiệp có lãị

Theo cách tiếp cận của chuẩn mực kế tốn Việt Nam, có thể hiểu doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu10

Doanh thu của doanh nghiệp thường được cấu thành bởi hai bộ phận: doanh thu bán hàng hóa dịch vụ và doanh thu tài chính.

Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ: Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ

sau khi được tiêu thụ đã chuyển hoá và tạo ra một nguồn tài chính cho

10

doanh nghiệp dưới hình thức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (bao gồm cả số đã thu được bằng tiền và chưa thu được bằng tiền). Nói cách khác, doanh thu bán hàng hóa dịch vụ là tồn bộ giá trị tính theo giá bán của số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đã được xác định là tiêu thụ, không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu bán hàng hóa dịch vụ là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn tài chính cơ bản để bù đắp các chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và là căn cứ để tính tốn kết quả hoạt động kinh doanh. Xét dưới góc độ chu chuyển vốn, doanh thu bán hàng hóa dịch vụ là nguồn tài chính để tái tạo lại số vốn đã bỏ ra và sử dụng trong kinh doanh. Do đó, về ngun lý thì doanh thu bán hàng hóa dịch vụ phải lớn hơn số vốn đã chuyển hố vào chi phí và giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Đây cũng là yêu cầu quan trọng cần đáp ứng để bảo toàn và phát triển vốn trong kinh doanh.

Doanh thu tài chính: Ngồi hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp

cịn có thể tiến hành hoạt động đầu tư tài chính dưới hình thức góp vốn kinh doanh, cho vay, mua chứng khoán,... nhằm tạo ra sự linh hoạt trong sử dụng vốn và góp phần tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các hoạt động đó cũng đem lại các nguồn tài chính nhất định cho doanh nghiệp và được gọi là doanh thu tài chính. Doanh thu tài chính là các nguồn tài chính được tạo ra từ hoạt động đầu tư tài chính và từ các nỗ lực tài chính khác của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Doanh thu tài chính có thể bao gồm: lãi liên doanh liên kết, lãi cổ phần, lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, lãi mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, tiền thu về cho thuê tài sản, chiết khấu thanh toán được hưởng trong khâu mua,... Doanh thu tài chính là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các chi phí tài chính và là căn cứ để tính tốn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

Trong quản lý tài chính doanh nghiệp, một mặt doanh nghiệp cần phải ghi nhận doanh thu một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và phân phối sử dụng một cách hợp lý. Mặt khác, doanh nghiệp còn phải ln tìm kiếm và áp dụng các biện pháp làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, bởi

vì việc tăng doanh thu sẽ giúp cho doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh về nhiều mặt như mở rộng thị phần, tăng trưởng vốn, tăng trưởng lợi nhuận,... Trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt thì việc tăng doanh thu lại là vấn đề đặc biệt quan trọng, bởi vì nó gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể mở rộng qui mô tiêu thụ với bất cứ giá nào mà còn phải cân nhắc các yếu tố khác có liên quan như khả năng tài chính, khả năng nguồn hàng, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp,... Nói cách khác, việc đề ra và áp dụng các biện pháp làm tăng trưởng doanh thu phải gắn liền và xuất phát từ chiến lược kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

b. Thu nhập khác

Trong q trình kinh doanh của doanh nghiệp, có thể phát sinh các nguồn tài chính khác từ các hoạt động không phải là hoạt động tạo ra doanh thu, được gọi là thu nhập khác. Nói cách khác, thu nhập khác của doanh nghiệp là các khoản thu nhập của doanh nghiệp phát sinh không thường xuyên và không thuộc hai bộ phận doanh thu kể trên.

Theo cách tiếp cận của chuẩn mực kế toán Việt Nam, thu nhập khác được hiểu là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu11

Thu nhập khác của doanh nghiệp có thể bao gồm nhiều khoản khác nhau, chẳng hạn như: các khoản thu từ nhượng bán, thanh lí tài sản cố định, thu từ nhượng bán vật tư, hàng hố, tài sản dơi thừa; thu từ bán công cụ dụng cụ đã hư hỏng hoặc không cần dùng; thu từ các khoản nợ khó địi đã xử lý; thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế;... Thu nhập khác không phải là nguồn thu nhập cơ bản và thường xuyên của doanh nghiệp nhưng nó góp phần bổ sung cho tổng thu nhập của doanh nghiệp. Do tính chất phát sinh bất thường cho nên doanh nghiệp không thể dự tính và kế hoạch hố được nguồn thu nhập nàỵ Chính vì thế, trong quản lý tài chính doanh nghiệp, các nhà quản trị tài chính ln bóc tách và xem xét riêng biệt các khoản thu nhập và chi phí khác.

11

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)