KHáI NIệM, ĐặC ĐIểM Và VAI TRò CủA TµI CHÝNH DOANH NGHIƯP

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 100 - 106)

- Tiền điện tử (electronic money)

TµI CHÝNH DOANH NGHIƯP

4.1. KHáI NIệM, ĐặC ĐIểM Và VAI TRò CủA TµI CHÝNH DOANH NGHIƯP

Tài chính doanh nghiệp là một khâu trọng yếu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là nơi trực tiếp tạo ra và cung cấp các nguồn tài chính cho tồn bộ hệ thống tài chính, đồng thời là một mắt xích quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Với mục đích giúp cho người học có thể nắm được các kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp, nội dung của chương sẽ đề cập đến khái niệm, đặc điểm và vai trị của tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, phần tiếp theo của chương sẽ giới thiệu và luận giải những nội dung cơ bản về tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo các mảng vấn đề về vốn kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

4.1. KHáI NIệM, ĐặC ĐIểM Và VAI TRị CủA TµI CHÝNH DOANH NGHIƯP DOANH NGHIƯP

4.1.1. Khái niệm

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh8.

Trong nền kinh tế thị trường, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp rất phong phú, phương thức tạo vốn và sử dụng vốn của các doanh nghiệp cũng rất đa dạng và ngày càng phát triển, do đó tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhaụ Luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam đã thừa nhận 5 loại hình doanh nghiệp chủ yếu: công ty TNHH một thành viên, cơng ty TNHH có từ hai thành viên trở lên, cơng ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

8

Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp, song nếu xét trên góc độ cung ứng vốn cho nền kinh tế thì tổng thể các doanh nghiệp có thể được phân chia thành hai loại: Doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính. Doanh nghiệp tài chính là doanh nghiệp mà hoạt động chính là cung ứng vốn cho nền kinh tế, giữ vai trò trung gian kết nối giữa cung vốn và cầu vốn. Các doanh nghiệp tài chính thường bao gồm các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn và các tổ chức tài chính trung gian khác. Hoạt động kinh doanh chính của các doanh nghiệp này khơng phải là kinh doanh hàng hố, dịch vụ thơng thường mà là kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đặc biệt như huy động tiền gửi, cho vay, cung ứng dịch vụ thanh toán, kinh doanh chứng khoán và dịch vụ chứng khoán,... Ngược lại, các doanh nghiệp phi tài chính lấy kinh doanh hàng hố dịch vụ thơng thường làm hoạt động kinh doanh chính. Mặc dù có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng tất cả đều có hoạt động tài chính doanh nghiệp, đều coi tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng để đạt được các mục tiêu trong kinh doanh. Do có đặc thù về kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp tài chính, cho nên trong phạm vi chương này chúng tôi chỉ đề cập đến tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính.

Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải hội tụ đủ các yếu tố cơ bản bao gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các yếu tố này được trao đổi, mua bán trên thị trường, được biểu thị và đo lường giá trị bằng thước đo tiền tệ. Để có được các yếu tố đó, các doanh nghiệp phải có một lượng tiền tệ ứng trước nhất định để đầu tư mua sắm, lượng tiền tệ ứng trước này được gọi là vốn ứng trước cho kinh doanh. Khi đó cảm nhận trực quan ban đầu về phạm trù tài chính doanh nghiệp được quan niệm tương đồng với các quĩ tiền tệ của doanh nghiệp. Song các quĩ tiền tệ chỉ là khởi nguồn hay là kết quả của những dòng chuyển dịch và chuyển hố của các nguồn lực tài chính. Trong q trình kinh doanh, số vốn tiền tệ ứng trước sẽ vận động chuyển hố hình thái biểu hiện. Sự vận động này diễn ra rất đa dạng, có thể là sự dịch chuyển giá trị từ chủ thể này sang chủ thể khác dưới hình thức chuyển quyền sở hữu tài sản, hoặc là sự dịch

chuyển giá trị trong cùng một chủ thể, hay là sự thay đổi hình thái biểu hiện của vốn tiền tệ trong một quá trình kinh doanh. Trong quá trình đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp, các quỹ tiền tệ được hình thành, phân phối và sử dụng, thể hiện bằng các dòng tiền tệ vào và ra khỏi doanh nghiệp tạo thành sự luân chuyển tuần hồn của các dịng tài chính doanh nghiệp. Q trình vận động và chuyển hố của các nguồn lực tài chính này lại là kết quả của việc thực hiện hàng loạt các quan hệ tài chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước, các quan hệ tài chính doanh nghiệp thường bao gồm:

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Là các quan hệ tài chính nảy sinh khi Nhà nước đầu tư và thu hồi vốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí,...

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác: Bao gồm các quan hệ tài chính phát sinh giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các quan hệ thanh tốn trong mua bán hàng hoá dịch vụ, quan hệ cung ứng vốn giữa các doanh nghiệp, quan hệ đầu tư vốn của doanh nghiệp,...

- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Là các quan hệ tài chính phát sinh trong q trình điều hồ vốn, tài sản, phân phối thu nhập và kết quả kinh doanh trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp,... Chẳng hạn như quan hệ điều chuyển vốn giữa các bộ phận, chi nhánh của cùng một doanh nghiệp, quan hệ tài chính trong q trình trích lập quỹ dự phịng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợị

Như vậy, các quan hệ tài chính doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp, chúng diễn ra trên các phạm vi khác nhau liên quan đến các chủ thể khác nhaụ Tuy nhiên, các quan hệ tài chính doanh nghiệp đều chứa đựng những nội dung kinh tế nhất định, đều phản ánh những luồng dịch chuyển giá trị hay phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong q trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời các quan hệ tài chính doanh nghiệp cịn phản ánh mục tiêu và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể rút ra kết luận:

- Tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bởi quá trình hình thành, phân phối và sử dụng vốn tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

- Các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quĩ tiền tệ của doanh nghiệp được gọi là các quan hệ tài chính của các doanh nghiệp.

Tóm lại, tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quĩ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp và góp phần đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

4.1.2. Đặc điểm

Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan, tương tự như các phạm trù tài chính khác, nó mang những đặc tính thuộc bản chất của một phạm trù tài chính nói chung và có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Tuy nhiên, xét trong tổng thể các dịng tài chính vận động trong nền kinh tế, tài chính doanh nghiệp là một khâu tài chính của hệ thống tài chính nên nó có những đặc thù khác biệt so với các khâu tài chính khác, thể hiện ở các đặc điểm cơ bản sau:

Một là, tài chính doanh nghiệp gắn liền và phục vụ cho các hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

Muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn, vốn là điều kiện tiền đề vật chất có tính quyết định để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp phải tạo lập, huy động vốn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải ln duy trì một lượng vốn nhất định, đồng thời phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Như vậy, khi tiến

hành các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải giải quyết vấn đề đảm bảo vốn tài trợ cho kinh doanh, phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, phải thực thi và kiểm sốt hàng loạt các quan hệ tài chính nhằm tránh tình trạng thất thốt, lãng phí vốn và đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của doanh nghiệp.

Hai là, tài chính doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi hình thức pháp

lý của doanh nghiệp.

Hiện nay, pháp luật thừa nhận nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế. Điều này dẫn đến sự khác biệt nhất định trong các quan hệ tài chính khi thành lập và tổ chức vận hành doanh nghiệp. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp sẽ quy định và ràng buộc phương thức đầu tư vốn khi thành lập doanh nghiệp, giới hạn phương thức và khả năng tăng vốn trong quá trình hoạt động, đồng thời chi phối đến việc phân phối thu nhập sau thuế của doanh nghiệp. Sau đây là những đặc điểm cơ bản về tài chính của một số loại hình doanh nghiệp:

- Công ty TNHH: Là loại hình doanh nghiệp có một thành viên

(công ty TNHH một thành viên) hoặc từ hai thành viên trở lên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) góp vốn để thành lập. Trong q trình hoạt động, cơng ty có thể tăng vốn bằng cách kết nạp thêm thành viên mới và nhận vốn đầu tư bổ sung từ các thành viên. Bên cạnh đó, cơng ty TNHH có thể huy động thêm vốn dưới các hình thức khác như vay vốn, nhận góp liên doanh, chiếm dụng vốn trong thanh tốn,... nhưng khơng được phép phát hành cổ phiếụ Việc phân phối lợi nhuận sau thuế do hội đồng thành viên của công ty quyết định và việc chia lợi nhuận cho các thành viên phải căn cứ vào tỷ lệ vốn mà thành viên đã góp.

- Cơng ty cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất 3 thành viên cùng góp vốn dưới hình thức cổ phần, vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông và là người sở hữu công ty theo tỉ lệ % cổ phần nắm giữ. Đại hội cổ đông là cơ quan cao nhất thông qua điều lệ hoạt động và các vấn đề lớn của công ty như việc chia tách, sáp nhập, tăng vốn điều

lệ,... Quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế do đại hội cổ đông thông qua theo phương án đề xuất của hội đồng quản trị.

- Công ty hợp danh: Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 2 thành

viên hợp danh đứng ra thành lập, bên cạnh đó cịn có thể có thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ khác của công ty bằng tồn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình. Trong q trình hoạt động, cơng ty có thể huy động thêm vốn dưới nhiều hình thức nhưng khơng được phép phát hành chứng khoán. Quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế do hội đồng thành viên quyết định.

- Doanh nghiệp tư nhân: Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tư nhân cũng có thể huy động thêm vốn dưới các hình thức khác nhưng khơng được phép phát hành chứng khốn. Phần thu nhập sau thuế của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệp.

Ba là, tài chính doanh nghiệp ln gắn với tính tự chủ và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mơ của nhà nước, các doanh nghiệp phải tự chủ về kinh doanh và tài chính. Với yêu cầu tự chủ tài chính cùng với mục tiêu hoạt động là thu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tự tổ chức quá trình huy động vốn, phải tự mình ra các quyết định đầu tư kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động. Để thực hiện được yêu cầu đó, việc huy động sử dụng vốn, phân phối thu nhập và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng vào mục tiêu an tồn và hiệu quả, đó chính là mục tiêu bao trùm và thường trực trong tồn bộ hoạt động tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, với chức năng giám đốc của một phạm trù tài chính, tài chính doanh nghiệp còn được sử dụng với khả năng giám sát và dự báo hiệu quả của quá trình phân phối tài chính, phát hiện những khuyết tật trong quá trình phân phối làm cơ sở để đề ra các biện pháp điều chỉnh quá trình huy động, sử dụng vốn cũng như quá trình phân phối thu nhập hướng theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Bốn là, tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính

trong nền kinh tế, bởi vì:

- Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất được xem là hoạt động cơ bản của xã hội, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hộị Các doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế chủ yếu tiến hành các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất và thực hiện các dịch vụ. Tài chính doanh nghiệp gắn liền và phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp - nơi trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm vật chất và cung ứng dịch vụ cho xã hộị Do đó, tài chính doanh nghiệp là nơi trực tiếp tạo ra và cung ứng nguồn lực tài chính chủ yếu cho nền kinh tế, cho hệ thống tài chính.

- Thơng qua hoạt động tài chính doanh nghiệp mà các khâu khác trong hệ thống tài chính mới có được nguồn thu nhập cơ bản để tồn tại và hoạt động. Thật vậy, thơng qua hoạt động tài chính doanh nghiệp, ngân sách Nhà nước mới có nguồn thu cơ bản dưới hình thức thu thuế, phí và lệ phí. Các khoản thu từ kinh doanh của các doanh nghiệp luôn là nguồn thu cơ bản và quan trọng nhất của ngân sách nhà nước. Nếu thiếu vắng nguồn thu này thì ngân sách Nhà nước sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Tương tự như vậy, thơng qua hoạt động tài chính doanh nghiệp thì các khâu tài chính khác như các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng thương mại, công ty tài chính, cơng ty bảo hiểm,...), các hộ gia đình và các tổ chức xã hội mới có được nguồn tiền cơ bản để tồn tại và hoạt động9.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)