Vai trò của tín dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 171 - 175)

- Bảo hiểm tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm dựa trên nguyên tắc

b. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hộ

6.1.4. Vai trò của tín dụng

Nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của tín dụng cho thấy: Tín dụng xuất hiện ngay từ khi hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ. Cùng với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội và của nền kinh tế hàng hóa, tín dụng ngày càng phát triển với nhiều hình thức đa dạng và phức tạp hơn. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của tín dụng đã chứng tỏ được tính cần thiết và vai trị của nó trong nền kinh tế - xã hộị Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, vai trị của tín dụng ngày càng trở nên quan trọng.

Thứ nhất, tín dụng góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế.

Tập trung vốn phải dựa trên cơ sở tích lũỵ Trong thực tế, có những lượng vốn rất lớn được nắm giữ ở các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Nhưng có rất nhiều người có vốn khơng muốn cho vay trực tiếp hoặc khơng muốn có cổ phần trong các dự án đầu tư vì ngồi lý do gặp khó

khăn nếu cần rút tiền khi có nhu cầu đột xuất thì họ cịn bị hạn chế bởi khả năng, kiến thức về tài chính và pháp lý để thực hiện trực tiếp việc đầu tư hay cho vaỵ Trong khi đó, hoạt động của hệ thống tín dụng có đủ độ tin cậy do tính chất chun mơn cao và làm giảm bớt rủi ro cá nhân của những người có vốn. Chính vì lý do này, tín dụng làm cho q trình tập trung vốn được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả, tạo khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế. Điều này được thể hiện:

+ Nhờ nguồn vốn tín dụng các doanh nghiệp, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh khơng những đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đảm bảo sự phát triển liên tục của sản xuất và lưu thơng hàng hóạ

+ Trong q trình hoạt động của các chủ thể kinh tế, tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ giữa sản xuất, lưu thơng hàng hóa và tiêu dùng xã hộị Chính vì vậy, tín dụng đã làm cho lưu thơng hàng hóa khơng những được mở rộng ở trong nước mà còn phát triển ra thị trường quốc tế.

+ Bên cạnh những tác động trên, tín dụng quốc tế cịn làm q trình chuyển giao cơng nghệ giữa các nước thực hiện nhanh hơn. Nó góp phần làm cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong một thời gian ngắn có thể có được một nền sản xuất với công nghệ cao, mà các nước phát triển trước đây có được đã phải mất tới hàng trăm năm.

Thứ hai, tín dụng là cơng cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

Vai trị này của tín dụng được thực hiện trên các phương diện sau: + Nhà nước thường xuyên sử dụng tín dụng làm phương tiện cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước và huy động vốn để thực thi các chương trình phát triển kinh tế - xã hộị Thông thường, khi thiếu hụt ngân sách, Nhà nước phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp. Bên cạnh đó, trong những tình huống nhất định, Nhà nước phát hành công trái, trái phiếu để huy động vốn cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm.

+ Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện và lãi suất tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi được quy mơ tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng. Nhờ đó có thể thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của một số ngành, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. Chẳng hạn, để thực hiện có kết quả chương trình lương thực, Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng hỗ trợ lãi suất để mở rộng cho vay nông nghiệp và các ngành phục vụ nơng nghiệp.

+ Nhà nước sử dụng tín dụng để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, điều tiết lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự cân đối tiền hàng, ổn định giá cả hàng hóạ Trong giai đoạn hưng thịnh của nền kinh tế, nhu cầu vốn tăng lên, Nhà nước có thể sử dụng cơng cụ tín dụng để bơm thêm vốn cho nền kinh tế thông qua việc hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ trần lãi suất để tăng khối lượng tiền tệ, tín dụng cung ứng cho nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và lưu thông của xã hộị

Vai trị này của tín dụng được thể hiện cụ thể như sau:

Một là, thông qua hoạt động tín dụng, vốn trong nền kinh tế được luân chuyển nhanh, tức là làm tăng nhanh tốc độ lưu thơng tiền tệ. Từ đó giảm khối lượng tiền phát hành vào lưu thơng, đồng nghĩa với việc giảm chi phí lưu thơng tiền tệ.

Hai là, vốn tín dụng được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, chu kỳ sản xuất được rút ngắn lạị Đây là một yếu tố góp phần làm giảm tổn thất khi doanh nghiệp thiếu vốn liên quan đến cơ hội kinh doanh.

Ba là, nguyên tắc của tín dụng là bắt buộc hồn trả (gốc và lãi). Điều này đã thúc đẩy người vay vốn sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.

Bốn là, bản thân các chủ thể trong các quan hệ tín dụng phải tính tốn cụ thể để hoạt động tín dụng mang lại lợi ích cao nhất và an toàn

nhất. Động lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thúc đẩy họ giảm đến mức thấp nhất chi phí kinh doanh, kể cả chi phí xử lý rủi rọ

Thứ tư, tín dụng góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Chính sách xã hội thường được thực hiện từ 2 nguồn tài trợ là: Ngân sách nhà nước và tín dụng. Phương thức tài trợ khơng hồn lại thường bị hạn chế về qui mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, Nhà nước đã sử dụng phương thức tài trợ có hồn lại của tín dụng. Phương thức tài trợ của tín dụng có vai trị sau:

+ Thơng qua việc cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, tổ chức kinh tế - xã hội, làm cho họ được đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất và tiêu dùng.

+ Các hộ nơng dân, cá nhân sử dụng tín dụng như là một trong các phương tiện để cải thiện và nâng cao mức sống của mình. Thơng qua việc vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao lợi nhuận và phân chia tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng hợp lý nhất hoặc thông qua việc gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãị

Thứ năm, tín dụng góp phần mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế.

Hoạt động tín dụng khơng chỉ bó hẹp trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, mà còn mở rộng trong phạm vi quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế mở, vay nợ nước ngoài ngày càng trở thành một nhu cầu khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới, nó lại càng tỏ ra bức thiết hơn đối với các nước đang phát triển. Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, là nước nghèo, tích lũy trong nước cịn hạn chế, trong khi cần lượng vốn rất lớn để phát triển kinh tế. Nhờ có tín dụng, các nước có thể mua hàng hóa, nhập khẩu máy móc thiết bị và tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, cũng như trình độ quản lý tiên tiến trên thế giớị Việc cấp tín dụng của các nước không chỉ mở rộng và phát triển quan hệ ngoại thương, mà còn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước nhập khẩụ Tín dụng đã tạo mơi trường thuận lợi cho đầu tư quốc tế trực tiếp - một hình thức hợp tác kinh tế ở mức độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 171 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)