- Tiền điện tử (electronic money)
NGÂN SáCH NHà NƯớC
3.5.2.3. Nguyên tắc phân cấp NSNN
Nhằm giải quyết các mối quan hệ trên, trong phân cấp Ngân sách cần phải quán triệt các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phân cấp ngân sách phải được tiến hành đồng thời với việc phân cấp kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính.
Tuân thủ nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền, xác định rõ nguồn thu trên địa bàn và qui định được nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền một cách chính xác. Trong phân cấp NSNN thì phân cấp kinh tế là tiền đề và điều kiện thuận lợi để thực hiện phân cấp. Còn tổ chức bộ máy hành chính là cơ sở để xác định phạm vi, mức độ thu chi NS của mỗi cấp chính quyền
Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp. Thực chất của nguyên tắc này là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giaọ Mặt khác, nguyên tắc này cịn đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý NSNN ở nước tạ
Thứ hai, phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính độc lập chủ động của ngân sách địa phương.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của nhà nước trung ương trong quản lý kinh tế, xã hội của cả nước mà hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hố của nguồn tài chính quốc giạ
- Vai trị chủ đạo của NSTW được thể hiện ở chỗ:
+ Đảm nhận việc cấp phát kinh phí để thực hiện chức năng của Nhà nước (an ninh, quốc phòng, ngoại giao, đầu tư phát triển)
+ Trung tâm điều hoà hoạt động NS của các địa phương. - Vị trí độc lập của NSĐP được thể hiện trên 2 khía cạnh:
+ Các cấp chính quyền có quyền lập, chấp hành và quyết toán NS của cấp mình trên cơ sở chính sách, chế độ đã ban hành.
+ Các cấp chính quyền phải chủ động sáng tạo trong việc động viên khai thác các thế mạnh của địa phương để tăng thu, bảo đảm chi, thực hiện cân đối NS của cấp mình.
-Thứ ba, phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ phân cấp xác định rõ khoản ngân sách nào do địa phương thu, khoản ngân sách nào phải do địa phương chị Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại hoặc lạm thu giữa NSTƯ và NSĐP. Có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinh tế, xã hộị Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và trung ương trong quản lý NSNN, tránh co kéo trong xây dựng kế hoạch như trước đâỵ
- Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách. Phân cấp ngân sách phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ. Có đảm bảo được cơng bằng thì mới bền vững được.
Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế, xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sử dụng chúng cơng bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương đến địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá NSNN được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền
cũng như quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trị là cơng cụ điều chỉnh vĩ mô của NSNN. Đồng thời, phân cấp quản lý NSNN cịn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hồn thiện hơn.
CÂU HỏI ƠN TậP CHƯƠNG 3
1. Phân tích các đặc điểm và vai trị của NSNN trong nền kinh tế thị trường?
2. Trình bày nội dung các nguồn thu chủ yếu của NSNN theo từng tiêu thức phân loại cụ thể?
3. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến nguồn thu của NSNN? 4. Phân tích nội dung các nguyên tắc chủ yếu trong thiết lập hệ thống thu NSNN?
5. Trình bày nội dung các khoản chi chủ yếu của NSNN theo từng tiêu thức phân loại cụ thể?
6. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chi NSNN? 7. Phân tích nội dung các nguyên tắc tổ chức chi NSNN?
8. Bội chi NSNN là gì? Các biện pháp chủ yếu để cân đối NSNN? 9. Hệ thống NSNN là gì? Các nội dung và nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN?
Chương 4