Tớn dụng thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 183 - 187)

- Bảo hiểm tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm dựa trên nguyên tắc

b. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hộ

6.3.1. Tớn dụng thương mạ

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hố.

Trong hình thức bán chịu hàng hóa, người bán chịu là người cho vay chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng lượng giá trị hàng hóa cho người mua chịu - người đi vaỵ Người mua chịu được phép sử dụng số vốn đó, sau một thời gian mới hồn trả cho người bán chịụ

Tín dụng thương mại ra đời và phát triển là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hàng hóa, xuất phát từ nhu cầu cần vốn tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Phát sinh quan hệ bán chịu hàng hóa là do người bán có hàng cần bán nhưng người mua chưa có tiền hoặc chưa đủ tiền để thanh tốn cho nên hình thành tín dụng thương mạị Thực hiện quan hệ này, người bán chịu có lợi là đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, thu được lợi tức tiền vay (chính là phần chênh lệch giữa giá bán chịu và giá bán trả tiền ngay), có thể chuyển nhượng thương phiếu để thu hồi vốn trước hạn. Mặt khác, người mua chịu có được hàng hóa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng. Nội dung hoạt động của tín dụng thương mại có các đặc điểm sau:

- Một là, đối tượng cấp tín dụng thương mại là bằng hàng hóạ Hàng hóa cho vay là một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền.

- Hai là, người cho vay và người đi vay đều là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thơng hàng hóạ Trong quan hệ này người cho vay là người bán chịu, còn người đi vay là người mua chịụ

- Ba là, giá cả của tín dụng thương mại được ẩn chứa bên trong giá bán. Trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, giá bán chịu thường cao hơn giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch là giá cả của tín dụng thương mạị

- Bốn là, q trình vận động và phát triển của tín dụng thương mại gắn liền với sự vận động của quá trình tái sản xuất xã hộị Bởi lẽ, vốn cho vay là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh. Cho nên trong thời kỳ hưng thịnh của chu kỳ sản xuất, khối lượng tín dụng thương mại tăng, cịn thời kỳ khủng hoảng khối lượng tín dụng thương mại giảm.

Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại là thương phiếụ Thương phiếu là một loại giấy chứng nhận nợ xác định quyền đòi nợ của người sở hữu thương phiếu và nghĩa vụ phải hoàn trả của người mua chịu hàng hóa khi đến hạn.

Thương phiếu có những đặc điểm sau:

+ Trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi rõ nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ nêu số tiền nợ và kỳ hạn nợ.

+ Bắt buộc: Đến hạn thanh toán, người mắc nợ phải hoàn trả đầy đủ số tiền ghi trên thương phiếu cho chủ nợ mà không được từ chối hoặc trì hỗn với bất cứ lý do nàọ Điều này được pháp luật của Nhà nước bảo hộ.

+ Lưu thông: Trong phạm vi thời hạn hiệu lực, thương phiếu được sử dụng là phương tiện thanh toán. Chúng được chuyển nhượng từ người này sang người khác, giữa những người có quan hệ tín dụng thương mại với nhau hoặc đưa lên ngân hàng chiết khấu, cầm cố để thu hồi vốn về trước hạn.

Thương phiếu có thể do người mua chịu hoặc do người bán chịu lập rạ Thương phiếu do người mua chịu hàng hóa lập ra gọi là kỳ phiếu thương mại (lệnh phiếu), cam kết sau một thời gian sẽ thanh tốn tồn bộ số nợ cho người bán chịu hay người cầm nợ. Thương phiếu do người bán chịu hàng hóa lập gọi là hối phiếu, yêu cầu người mua chịu khi đến hạn phải thanh toán tiền ngay cho người bán chịu hay người xuất trình hối phiếu nàỵ

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã góp phần hồn thiện quan hệ tín dụng thương mại về nhiều mặt. Ngược lại, tín dụng thương mại có tác dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường và các hình thức tín dụng khác. Tác dụng của tín dụng thương mại thể hiện trên các mặt sau:

+ Tín dụng thương mại góp phần thúc đẩy tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp, đảm bảo cho q trình sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục, chu kỳ sản xuất được rút ngắn và do đó tăng nhanh vịng quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng như toàn xã hộị

+ Thơng qua tín dụng thương mại để điều tiết vốn một cách trực tiếp giữa các doanh nghiệp, do đó đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn kịp thời, giảm nhẹ sự lệ thuộc về vốn của các tổ chức tín dụng.

+ Tín dụng thương mại làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thơng và do đó giảm chi phí lưu thơng xã hộị

+ Sự phát triển của tín dụng thương mại tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thơng qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và cầm cố thương phiếụ Đồng thời thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cầm cố thương phiếu để Ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ.

Hạn chế của tín dụng thương mại xuất phát từ bản chất của hình thức tín dụng này là quan hệ trực tiếp giữa 2 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cho vay bằng hàng hóạ Những hạn chế đó là:

- Tín dụng thương mại bị giới hạn về quy mơ, nghĩa là nó bị giới hạn bởi khối lượng hàng hóa bán chịụ Khả năng cho vay của doanh nghiệp bán chịu được thể hiện ở tổng giá trị hàng hóa sản xuất được và chờ tiêu thụ tại một thời điểm nhất định và yêu cầu mua chịu của doanh nghiệp đối tác cũng tại thời điểm ấỵ Doanh nghiệp cho vay khơng thể bán chịu khối lượng hàng hóa vượt q số mình có. Mặt khác nhu cầu của doanh nghiệp xin vay chỉ cần một khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp bán chịụ Chính vì vậy, khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp bán chịu có thể thừa hoặc thiếu so với nhu cầu, làm cho quan hệ tín dụng thương mại khơng thể thực hiện được.

- Thời hạn của tín dụng thương mại chỉ là ngắn hạn. Bởi vì, vốn cho vay là giá trị hàng hóa bán chịu đang chờ tiêu thụ, chưa rút khỏi chu kỳ sản xuất để chuyển hóa thành tiền, cho nên số vốn này chưa phải là tiền nhàn rỗị Do đó, doanh nghiệp bán chịu chỉ có thể bán chịu trong một thời gian ngắn, sau đó phải thu hồi vốn để tiến hành quá trình sản xuất tiếp theọ

- Tín dụng thương mại chỉ đầu tư một chiềụ Bởi lẽ, tín dụng thương mại cho vay bằng hàng hóa mà hướng sử dụng khoản vay bị bó hẹp theo cơng dụng của một loại hàng hóa nhất định: Hàng hóa của doanh nghiệp bán chịu có thể là nguyên liệu, bán thành phẩm của doanh nghiệp mua chịu, hoặc doanh nghiệp mua chịu tiếp tục quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bán chịụ Chính vì vậy, tín dụng thương mại khơng thể mở rộng đầu tư vào mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 183 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)