Khái niệm, đặc điểm thu Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 64 - 65)

- Tiền điện tử (electronic money)

NGÂN SáCH NHà NƯớC

3.2.1. Khái niệm, đặc điểm thu Ngân sách Nhà nước

Từ đòi hỏi của xã hội về việc đảm bảo ổn định xã hội và giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giai cấp, tầng lớp, Nhà nước đã hình thành với vai trị là cơ quan quản lý xã hộị Để có được những phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của mình, Nhà nước đã đặt ra các hình thức thu khác nhau trong đó chủ yếu là thuế để bắt buộc dân cư phải đóng góp hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Ban đầu, Nhà nước sử dụng quỹ tiền tệ này chủ yếu để đảm bảo sự tồn tại của bộ máy Nhà nước, sau đó phạm vi sử dụng được mở rộng dần theo sự mở rộng và phát triển các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Chính vì vậy, thu NSNN ngày càng được mở rộng để áp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn của NSNN.

Qua sự hình thành các khoản thu NSNN, có thể hiểu thu NSNN là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để huy động, tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Thu Ngân sách là một trong hai mặt hoạt động cơ bản của Ngân sách Nhà nước. Về mặt bản chất kinh tế, thu Ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị nảy sinh trong q trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tập trung một phần nguồn tài chính trong xã hội hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Thu NSNN có hai đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất, thu Ngân sách Nhà nước là một hình thức phân phối nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước nhằm giải quyết hài hồ các mối quan hệ về lợi ích kinh tế. Sự phân phối này là một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước.

Thứ hai, thu Ngân sách Nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, thu nhập, lãi suất,... trong đó, chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng đến quy mơ và mức độ động viên của thu Ngân sách Nhà nước là tổng sản phẩm quốc nộị Sự vận động của các phạm trù giá trị này vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu Ngân sách Nhà nước.

Trên phương diện pháp lý, thu Ngân sách Nhà nước bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào Ngân sách để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên, về thực chất thu Ngân sách Nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào Ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Như vậy, thu Ngân sách Nhà nước về thực chất sẽ không bao gồm các khoản vay của Nhà nước. Việc loại các khoản vay ra khỏi nội dung thu Ngân sách có ý nghĩa kinh tế quan trọng, nó phản ánh đúng số thực thu của Nhà nước, thể hiện chính xác số bội chi và tỷ lệ bội chi, tránh được sự nhầm lẫn giữa thực tế thu của Nhà nước và số Nhà nước phải đi vay để chị Sở dĩ về phương diện pháp lý người ta đưa khoản vay vào thu Ngân sách Nhà nước là để tiện lợi về mặt hạch toán và đảm bảo quản lý chặt chẽ nguồn tài chính của Nhà nước, cịn khi phân tích nguồn hình thành quỹ Ngân sách Nhà nước và xác định bội chi Ngân sách thì phải tách khoản vay ra khỏi thu Ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)