Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 95)

- Tiền điện tử (electronic money)

NGÂN SáCH NHà NƯớC

3.5.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Khi đã hình thành hệ thống ngân sách nhà nước thì việc phân cấp quản lý ngân sách là một tất yếu khách quan. Điều đó khơng chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế, mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hành chính và yêu cầu hiệu quả trong quản lý NSNN. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ hiệu quả cao hơn là sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác xét về yếu tố lịch sử và điều kiện thực tế hiện nay, trong khi chống tư tưởng địa phương cục bộ vẫn cần chính sách biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền các địa phương phát huy độc lập, tự chủ, tính chủ động sáng tạo của địa phương mình trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được hiểu như sau:

Phân cấp quản lý NSNN là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp ngân sách.

Về mặt bản chất, việc phân chia về quyền hạn và trách nhiệm không phải là sự phân chia quyền lực một cách đơn thuần, không phải là sự cắt khúc ngân sách thành những quỹ tiền tệ độc lập trực thuộc trung ương và trực thuộc địa phương mà sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm ở đây để giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương với các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề của hoạt động ngân sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn Tài chính - Tiền tệ: Phần 1 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)