- Tiền điện tử (electronic money)
NGÂN SáCH NHà NƯớC
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu Ngân sách Nhà nước
Thu NSNN thực chất là một hình thức phân phối thu nhập giữa Nhà nước và xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước. Do đó, cần phải xác định đúng đắn và hợp lý mức độ động viên, tỷ lệ động viên vào NSNN, bởi lẽ điều này không chỉ ảnh hưởng đến số thu Ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà cịn có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hộị Mức độ động viên, lĩnh vực động viên vào Ngân sách chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc giạ Trong thực tế, mức động viên và tỷ lệ động viên vào NSNN ở mỗi nước có sự khác nhau song đều bắt nguồn từ các yếu tố ảnh hưởng cơ bản sau đây:
- GDP bình qn đầu người: Tổng GDP phản ánh quy mơ của nền
kinh tế, từ đó quyết định đến tổng thu NSNN, cịn GDP bình qn đầu người là một chỉ tiêu phản ánh trình độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình quân đầu người là một yếu tố khách quan quyết định mức động viên của Ngân sách Nhà nước. Do đó, khi xác định mức độ động viên thu nhập vào NSNN mà thoát ly chỉ tiêu này thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế.
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế: Đây là chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả của đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân càng lớn sẽ phản ánh khả năng tái tạo và mở rộng của các nguồn thu nhập trong nền kinh tế càng lớn, từ đó đưa tới khả năng nâng cao khả năng huy động cho NSNN. Đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu cho NSNN. Do vậy, khi xác định tỷ suất thu Ngân sách cần căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế để đảm bảo việc huy động của
Ngân sách Nhà nước khơng gây khó khăn về mặt tài chính cho các hoạt động kinh tế.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế suy giảm, Nhà nước thường giảm thuế suất để khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế. Ở những nước chậm phát triển và đang phát triển, tỷ suất lợi nhuận bình qn trong nền kinh tế cịn thấp, khi đó Nhà nước cũng không thể ấn định tỷ suất thu NSNN ở mức cao nhằm kích thích các hoạt động kinh tế và ni dưỡng nguồn thụ
- Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khoáng sản): Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn cho Ngân sách Nhà nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thì tỷ suất thu Ngân sách sẽ cao và có khả năng tăng nhanh. Với cùng một điều kiện phát triển kinh tế, quốc gia nào có tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khống sản lớn thì tỷ lệ động viên vào NSNN cũng lớn hơn. Ở các nước trong khối OPEC, tỷ trọng này khá cao nên tỷ lệ động viên vào NSNN cũng khá lớn. Chẳng hạn, tỷ suất thuế của Venezuela là 20%, Liberia là 22,6%, Tunisia là 29,8%. Ở Việt Nam, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ không cao như nhiều nước, song tỷ lệ động viên vào NSNN cũng đạt trên 20% và góp phần đáng kể vào việc tăng tỷ lệ động viên vào NSNN.
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: Mức độ trang
trải các khoản chi phí của Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô tổ chức của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó, những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử, chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước. Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí hoạt động của Nhà nước khơng có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽ đòi hỏi tỷ suất thu của Ngân sách cũng tăng lên. Các nước đang phát triển thường rơi vào tình trạng nhu cầu chi tiêu của NSNN vượt quá khả năng thu, nên các Chính phủ thường phải vay nợ để bù đắp bội chị
- Tổ chức bộ máy thu nộp: Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng
đến chi phí và hiệu quả hoạt động của bộ máy nàỵ Nếu tổ chức hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn, lậu thuế thì đây sẽ là yếu tố tích cực làm giảm tỷ suất thu Ngân sách Nhà nước mà vẫn thỏa mãn được các nhu cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước.
Như vậy, để có một mức thu đúng đắn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể, đầy đủ những yếu tố tác động đến nó trong những điều kiện, hồn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, tỷ suất thu NSNN được xem là hạt nhân cơ bản của chính sách thu Ngân sách nên cần phải được xem xét trên tất cả các khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội nhằm đảm bảo chính sách thu có thể đi vào cuộc sống và thực hiện được các mục tiêu mà Nhà nước đặt rạ