- Tiền điện tử (electronic money)
NGÂN SáCH NHà NƯớC
3.3.4. Các nguyên tắc tổ chức chi Ngân sách Nhà nước
Chi Ngân sách Nhà nước là một mặt hoạt động cơ bản của NSNN, nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc giạ Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, nếu bố trí các khoản chi Ngân sách một cách tuỳ tiện, ngẫu hứng, thiếu sự phân tích hồn cảnh cụ thể sẽ có những ảnh hưởng xấu đến q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, việc tổ chức chi Ngân sách Nhà nước phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, đó là:
Thứ nhất, dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động được để bố trí các khoản chi: nguyên tắc này đòi hỏi việc quyết định các khoản
chi NSNN phải trên cơ sở gắn chặt với nguồn thu thực tế có thể huy động được trong nền kinh tế. Nói cách khác, mức độ chi và cơ cấu các khoản chi Ngân sách phải được hoạch định dựa trên cơ sở các nguồn thu Ngân sách và khả năng tăng trưởng GDP của quốc giạ Nếu vi phạm nguyên tắc này thì sẽ dẫn đến tình trạng bội chi Ngân sách quá lớn và để bù đắp bội chi, Nhà nước có thể phải gia tăng nợ Chính phủ hoặc
phải tăng chỉ số phát hành tiền, từ đó ảnh hưởng xấu đến hệ số an tồn tài chính quốc gia hoặc đưa đến khả năng bùng nổ lạm phát, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả: các khoản chi
NSNN thường mang tính bao cấp với khối lượng chi khá lớn nên dễ dẫn đến tình trạng bng lỏng quản lý, lãng phí, kém hiệu quả. Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các tổ chức, các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí hay nguồn vốn của Ngân sách cấp phát cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Để quán triệt nguyên tắc này trong việc sắp xếp, bố trí các khoản chi của Ngân sách Nhà nước thì cần phải xây dựng và hoàn thiện các định mức chi, tiêu chuẩn chi có căn cứ khoa học và thực tiễn, tổ chức các khoản chi theo các chương trình có mục tiêụ Khi phê duyệt các khoản chi NSNN, cần phải xem xét kỹ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn và kinh phí NSNN.
Thứ ba, đảm bảo yêu cầu tập trung có trọng điểm: nguyên tắc này
đòi hỏi việc phân bố các khoản chi Ngân sách phải căn cứ vào và ưu tiên cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của Nhà nước, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải, thiếu hiệu quả. Điều này sẽ góp phần quan trọng để thực hiện thành cơng các chương trình, dự án lớn, trọng tâm của quốc gia, từ đó có tác động dây chuyền, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phát triển. Mặt khác, việc thực hiện đúng nguyên tắc này cịn đảm bảo tính mục đích và khả năng tiết kiệm các khoản chi của Ngân sách.
Thứ tư, đảm bảo yêu cầu Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi của Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội: nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định
các khoản chi Ngân sách cho một lĩnh vực nhất định cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồn lực khác để giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Quán triệt nguyên tắc này không những giảm nhẹ các khoản chi tiêu của NSNN mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân trong xã hội, tăng cường sự giám sát của dân chúng đối với chi tiêu của NSNN.
Thứ năm, phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền theo qui định của pháp luật để bố trí các khoản chi cho thích hợp: nguyên tắc này đòi hỏi phải căn cứ vào những nhiệm vụ cụ thể
của các cấp chính quyền theo luật định để phân giao nhiệm vụ chi NSNN nhằm tránh việc bố trí các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra giám sát, đồng thời nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp.
Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ các khoản chi Ngân sách Nhà nước với việc điều hành khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động, thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô:
chi NSNN thường được thực hiện với khối lượng lớn nên có tác động mạnh mẽ đến khối lượng tiền tệ trong lưu thơng. Do vậy, khi bố trí các khoản chi NSNN, cần phải phân tích những tác động của nó đến khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, cũng như những ảnh hưởng đến diễn biến lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,... từ đó tạo nên cơng cụ tổng hợp nhằm điều tiết nền kinh tế và thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế vĩ mơ.