- Tiền điện tử (electronic money)
NGÂN SáCH NHà NƯớC
3.2.2.1. Theo nội dung kinh tế của các khoản thu
Theo tiêu thức này, thu NSNN bao gồm:
ạ Thuế
Khái niệm: Thuế là một hình thức đóng góp của các tổ chức và cá
nhân cho Nhà nước mang tính nghĩa vụ theo luật định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Là một hình thức phân phối thu nhập giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, thuế có các đặc trưng cơ bản như sau:
- Thuế là một hình thức động viên mang tính bắt buộc và khơng hoàn trả trực tiếp. Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị của mình để thiết lập tính bắt buộc của thuế và thể chế hố bằng các quy định pháp lý, cho nên mọi tổ chức và cá nhân liên quan đều phải tuân thủ, nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước tức là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tính bắt buộc của thuế được giải thích bởi mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức đối với Nhà nước. Thuế là khoản đóng góp mà người sử dụng là Nhà nước khơng có trách nhiệm hồn trả trực tiếp ngang giá cho người nộp thuế. Việc nộp thuế là hình thức vận động tài chính một chiều, khơng có đối phần và cũng không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế trả cho Nhà nước do được hưởng những dịch vụ mà Nhà nước cung cấp. Tuy vậy, một phần số thuế đã nộp cho Ngân sách Nhà nước được hoàn trả một cách gián tiếp cho người nộp thuế dưới hình thức hưởng thụ các dịch vụ công về giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, an ninh quốc phịng,... Về ngun tắc, mọi cơng dân đều được hưởng các dịch vụ cơng cộng đó như nhau cho dù nghĩa vụ đóng góp có thể khác nhaụ
- Thuế được thiết lập dựa trên nguyên tắc luật định. Nguyên tắc này bắt buộc mọi sự thiết lập các sắc thuế hay sửa đổi bổ sung các điều khoản thuế đều phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định xây dựng pháp luật, tức là mọi sự thay đổi dù là rất nhỏ cũng phải được đưa ra bàn bạc tại cơ quan lập pháp và phải được chính cơ quan này phê chuẩn thì mới có hiệu lực và chính thức áp dụng.
- Thuế làm chuyển đổi quyền sở hữu nguồn tài chính từ sở hữu tập thể và cá thể thành sở hữu Nhà nước. Việc chuyển quyền sở hữu này được quyết định bởi chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân của Nhà nước và biểu hiện sự thống nhất về lợi ích giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hộị
- Trong nền kinh tế thị trường, thuế được Nhà nước sử dụng làm công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế không những là
nguồn thu quan trọng và chủ yếu của Ngân sách Nhà nước mà còn có những tác động to lớn đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như tổng cầu của xã hội, thu nhập, đầu tư, tiêu dùng,.. Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế, kích thích tích luỹ vốn, định hướng sản xuất và tiêu dùng. Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tư và sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Như vậy, thơng qua thuế Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy hoặc hạn chế tích luỹ, đầu tư, tiêu dùng,... Bên cạnh đó, thuế cịn là cơng cụ phân phối lại thu nhập, làm gia tăng tiết kiệm trong khu vực tư nhân và đảm bảo công bằng xã hộị
Các yếu tố cấu thành của sắc thuế: Một sắc thuế thông thường
được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản sau:
- Tên gọi: Mỗi sắc thuế có một tên gọi riêng để nói lên đối tượng
tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đó.
- Người nộp thuế (Đối tượng nộp thuế): Là chủ thể có nghĩa vụ phải
thanh toán tiền thuế với cơ quan quản lý Ngân sách Nhà nước. Tùy theo từng sắc thuế quy định người nộp thuế là những chủ thể nào, song việc xác định đúng đắn đối tượng nộp thuế sẽ cho phép Nhà nước có thể quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể này trước pháp luật.
- Người chịu thuế: Là chủ thể phải dành một phần thu nhập của mình
để gánh chịu khoản thuế của Nhà nước. Nói cách khác, đây là những chủ thể mà thu nhập hay tài sản của họ chịu sự điều tiết, chi phối của thuế. Trong các luật thuế thường không quy định yếu tố này, song khi nghiên cứu và ban hành luật thuế, cơ quan có trách nhiệm ln phải tính đến chủ thể này để biết được những tác động của thuế như thế nào đến các chủ thể trong xã hộị
- Đối tượng đánh thuế: Là các khách thể của thuế, là các khoản thu
hoặc thu nhập hay tài sản được coi là mục tiêu động viên của thuế, chịu sự tác động, điều tiết của thuế. Nói cách khác, thuế được huy động từ nguồn nào, dựa trên yếu tố gì để tạo ra nguồn thu, đó chính là đối tượng đánh thuế. Đối tượng đánh thuế có thể là lợi nhuận thu được, thu nhập
thu được, giá trị của tài sản đem giao dịch,... Dựa vào đối tượng này cho phép xác định các hình thức thu thuế và các biện pháp động viên thích hợp nhằm đáp ứng những yêu cầu về tập trung nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hộị
- Căn cứ tính thuế: Là những yếu tố mà dựa vào đó để tính ra số thuế
phải nộp. Đối với mỗi loại thuế khác nhau thì căn cứ tính thuế khác nhaụ Chẳng hạn, thuế nhập khẩu có căn cứ tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế đơn vị, tỷ giá tính thuế và thuế suất; căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất; căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
- Thuế suất: Là số thuế phải nộp tính trên mỗi đơn vị đo lường của
đối tượng đánh thuế. Hay nói cách khác, thuế suất là số thuế được ấn định trên mỗi đơn vị đối tượng đánh thuế bằng những phương pháp biểu thị phù hợp. Có nhiều cách quy định và biểu thị các loại thuế suất khác nhau, bao gồm:
+ Thuế suất tuyệt đối: Là thuế suất được ấn định bằng số tuyệt đối,
thường được sử dụng trong trường hợp khó đánh giá và đo lường đối tượng đánh thuế, chẳng hạn thuế môn bài, thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt được quy định bằng số tuyệt đốị
+ Thuế suất tương đối (thuế suất tỷ lệ): Là thuế suất được ấn định
bằng số tương đối hay bằng tỷ lệ % trên đối tượng đánh thuế.
+ Thuế suất luỹ tiến: Là một hình thức quy định về thuế suất tỷ lệ,
nó có đặc điểm là khi quy mơ của đối tượng đánh thuế càng lớn thì thuế suất áp dụng để tính thuế càng caọ Có hai phương pháp tính thuế theo thuế suất luỹ tiến là luỹ tiến toàn phần và luỹ tiến từng phần. Theo phương pháp tính luỹ tiến tồn phần, thuế suất được áp dụng tính chung trên tồn bộ đối tượng đánh thuế nằm trong bậc thuế với thuế suất tương ứng. Ngược lại, theo phương pháp tính luỹ tiến từng phần, thuế suất và quy mô của đối tượng đánh thuế được chia thành các thang bậc nhất định và thuế suất được tính theo từng phần của đối tượng tính thuế tăng thêm nằm trong từng thang bậc thuế với thuế suất tương ứng.
- Đơn vị tính thuế: Là đơn vị được sử dụng làm phương tiện tính
tốn, đo lường đối tượng đánh thuế. Chẳng hạn, đơn vị tính thuế của thuế giá trị gia tăng là đồng tiền Việt Nam (VND), đơn vị tính thuế của thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở là mét vng.
- Giá tính thuế: Là giá cả của hàng hóa, dịch vụ, tài sản,... được sử
dụng để tính thuế. Tùy theo quy định cụ thể, giá tính thuế có thể là giá thị trường hoặc là giá do cơ quan thuế ấn định.
- Khởi điểm đánh thuế: Trong một số sắc thuế có quy định khởi điểm
đánh thuế, đây là mức thu nhập hay quy mô tài sản bắt đầu chịu sự chi phối của thuế. Quy mô thu nhập hay tài sản dưới mức này thì khơng phải nộp thuế.
- Miễn giảm thuế: Là số thuế theo quy định cho phép người nộp thuế
không phải nộp trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hay giúp đỡ những chủ thể khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống.
- Thủ tục thuế: Bao gồm những quy định về trách nhiệm và cách
thức nộp thuế vào Ngân sách của đối tượng nộp thuế trước cơ quan thuế và cơ quan hữu quan như quy định về giấy tờ, trình tự kê khai tính thuế, hình thức nộp thuế, thời hạn nộp thuế, quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong quan hệ thu nộp, chế độ trách nhiệm vật chất của người nộp trước cơ quan Nhà nước. Thủ tục thuế được coi như một căn cứ pháp lý cần thiết để người nộp thuế có thể triển khai nộp thuế kịp thời, đầy đủ và đúng quy định.
Trong các yếu tố cấu thành một sắc thuế, thuế suất được xem là “linh hồn” của sắc thuế. Nó phản ánh mức nộp thuế cao hay thấp, nặng hay nhẹ đối với đối tượng nộp thuế và từ đó có ảnh hưởng đến số thuế mà Nhà nước có thể thu được cũng như mức độ tác dụng của thuế đối với việc khuyến khích sản xuất, điều tiết thu nhập,...
Phân loại thuế:
Hệ thống thuế của mỗi nước thường bao gồm nhiều loại thuế khác nhau, song có thể phân loại thuế theo các tiêu thức cơ bản sau:
- Căn cứ vào tính chất điều tiết và chuyển giao của thuế, hệ thống
thuế được chia thành hai loại:
+ Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của người
chịu thuế. Trong sắc thuế này người nộp thuế cũng đồng thời là người chịu thuế. Ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Ở đây, khơng có hiện tượng chuyển giao số tiền thuế cho người khác chịu
+ Thuế gián thu: Là loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua
giá cả hàng hoá và dịch vụ. Đối với thuế gián thu người nộp thuế và người chịu thuế là hai chủ thể khác nhaụ Đặc điểm cơ bản của thuế gián thu là nó thường là bộ phận cấu thành hay gắn liền với giá cả hàng hóa dịch vụ bán ra, cho nên số thuế mà người bán nộp cho Nhà nước được chuyển giao sang người mua hay người tiêu dùng phải chịu thông qua cơ chế giá cả. Ví dụ như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,...
- Căn cứ vào đối tượng đánh thuế, các loại thuế bao gồm:
+ Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thơng trên thị trường như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,...
+ Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của các chủ thể như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
+ Thuế tài sản là thuế đánh vào việc khai thác, sử dụng hay chuyển nhượng tài sản như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển giao quyền sử dụng đất,...
b. Lệ phí
Lệ phí là khoản thu của NSNN vừa mang tính chất bù đắp chi phí cho việc thực hiện một số thủ tục hành chính của Nhà nước, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN. Lệ phí cũng là khoản thu mang tính bắt buộc và chỉ những người được hưởng những lợi ích từ hoạt động quản lý hành chính của Nhà nước thì mới phải nộp lệ phí. Hiện nay, do các thủ tục hành chính Nhà nước khá đa dạng nên các loại lệ phí phát sinh cũng rất nhiều loại như lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư, cơng chứng, lệ phí cấp hạn ngạch,...
Lệ phí là những khoản thu của NSNN mang tính bắt buộc, cơ quan ban hành văn bản quy định lệ phí là cơ quan hành pháp, trình tự ban hành khơng chặt chẽ như ban hành luật thuế; lệ phí là khoản thu có tính chất đối giá, nghĩa là lệ phí thực chất là khoản tiền mà dân chúng trả cho Nhà nước khi họ được hưởng những dịch vụ hay những lợi ích do Nhà nước cung cấp mặc dù sự đối giá ở đây khơng phải là ngang giá. Lệ phí mang tính chất hồn trả trực tiếp bởi lẽ những thủ tục hành chính mà Nhà nước thực hiện cho người dân thực chất là một hình thức phục vụ và chỉ những tổ chức và cá nhân được hưởng những lợi ích từ những hoạt động này mới phải đóng góp.
c. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
Trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước cũng tiến hành các hoạt động kinh tế dưới các hình thức khác nhau như đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp Nhà nước để kinh doanh, góp vốn vào các doanh nghiệp, mua cổ phần, cho vay,... Chính vì vậy sẽ phát sinh các khoản thu Ngân sách từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản thu này thường bao gồm:
- Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế: đây là các khoản thu nhập từ đầu tư vốn của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế như cổ tức được chia từ công ty cổ phần, lãi được chia từ doanh nghiệp liên doanh,...
- Tiền thu hồi vốn của Nhà nước từ các cơ sở kinh tế: khi Nhà nước thu hồi vốn, rút vốn đầu tư từ các cơ sở kinh doanh sẽ nảy sinh khoản thu này, chẳng hạn tiền thu từ bán đấu giá cổ phần khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tiền thu từ bán doanh nghiệp Nhà nước,...
- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước: khi Nhà nước tiến hành hoạt động cung cấp tín dụng theo các chương trình khác nhau như tín dụng hỗ trợ phát triển, cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách xã hội,... khoản thu hồi vốn và lãi phát sinh cũng là những khoản thu của NSNN.
- Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên của quốc gia: Thực chất khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính
chất phân phối lạị Khoản thu này vừa có tác dụng tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc giạ Khoản thu này bao gồm: thu về bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên như cho thuê đất chuyên dùng, đất rừng; cho thuê mặt nước, vùng trời, mặt biển; bán tài nguyên, khoáng sản; bán vật tư hàng hóa từ quỹ dự trữ của Nhà nước;...
d. Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp
Trong quá trình triển khai các hoạt động sự nghiệp, Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và cấp kinh phí cho các tổ chức sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực cần thiết của xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thể thao, văn hóa,... Để bù đắp một phần chi phí cho các hoạt động này, các tổ chức sự nghiệp công lập tiến hành thu một số khoản phí như học phí, việc phí, thủy lợi phí,... Đây là những khoản thu của NSNN vừa mang tính chất phục vụ cho người dân được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động sự nghiệp cơng lập, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN.
Các dịch vụ công gắn với hoạt động sự nghiệp như giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vệ sinh đô thị, bảo vệ môi trường,... rất cần thiết cho người dân, song một bộ phận dân cư khơng có khả năng mua và sử dụng nếu Nhà nước khơng hỗ trợ một phần chi phí. Chính vì vậy, Nhà nước thu phí để bù đắp một phần chi phí trong quá