Đặc điểm của quan hệ pháp luật đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 28 - 31)

d. Luật đầu tư với ý nghĩa là một môn học

1.2.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật đầu tư

Các quan hệ pháp luật đầu tư có bản chất và đặc điểm chung của một quan hệ pháp luật dân sự, nhưng có một số đặc điểm riêng biệt, đặc thù. Quan hệ pháp luật đầu tư được phát sinh giữa các chủ thể nhằm xác lập, triển khai và kết thúc hoạt động đầu tư. Có thể nhận diện quan hệ pháp luật đầu tư thông qua một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư: Chủ thể chủ

yếu của quan hệ pháp luật đầu tư chính là các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với chủ thể là cá nhân, để có thể tham gia quan hệ pháp luật đầu tư, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về mặt năng lực pháp lý. Các chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự. Đối với chủ thể là tổ chức, tổ chức phải có tư cách pháp nhân. Năng lực hành vi dân sự hay tư cách pháp nhân của các chủ thể do pháp luật của mỗi quốc gia qui định. Pháp luật về đầu tư của mỗi quốc gia, của mỗi điều ước quốc tế có thể đưa ra những cách xác định khác nhau về nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, cịn có những chủ thể khác cũng tham gia vào hoạt động đầu tư như cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể có liên quan khác như các chủ thể cho nhà đầu tư thuê cơ sở vật chất, kỹ thuật, các nhà thầu giúp nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư. Đối với những chủ thể này, pháp luật đầu tư qui định những quyền và nghĩa vụ nhất định căn cứ vào địa vị pháp lý của từng chủ thể.

Thứ hai, về nội dung của quan hệ pháp luật đầu tư: Nội dung của

khi thực hiện hoạt động đầu tư. Tùy vào từng hình thức đầu tư mà nội dung của quan hệ đầu tư có thể có sự khác nhau tương ứng với đặc thù của từng hình thức đầu tư. Các quyền và nghĩa vụ này của các chủ thể thường mang tính đối ứng, quyền của chủ thể này là nghĩa vụ đối với chủ thể kia. Ví dụ, nhà đầu tư trong nước có quyền được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi hồ sơ đề nghị hợp lệ. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong trường hợp này thường liên quan đến những vấn đề về bảo đảm đầu tư, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư, thủ tục đầu tư, quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. Trong quan hệ giữa các chủ thể là các nhà đầu tư với nhau, nội dung của quan hệ giữa họ thường là các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản, đến quyền sở hữu tài sản có liên quan đến hoat động đầu tư, bao gồm những tài sản được sử dụng để thực hiện hoạt động đầu tư hoặc là kết quả của hoạt động đầu tư.

Thứ ba, về khách thể của quan hệ pháp luật đầu tư: Đây là đối

tượng mà các chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư hướng tới, tác động vào. Nói một cách khác, đây là những lợi ích vật chất, tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật đầu tư. Khách thể của quan hệ pháp luật đầu tư thường tập trung vào nhóm sau:

- Tài sản: Tài sản là khách thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Bởi, tài sản chính là cơng cụ thực hiện hoạt động đầu tư và cũng là mục tiêu và kết quả của hoạt động đầu tư. Tài sản của nhà đầu tư có thể là tiền, vàng, kim loại q, cũng có thể các giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu,...), cũng có thể là quyền tài sản (quyền địi nợ, quyền sở hữu trí tuệ,...), cũng có thể là các tổ chức kinh tế được thành lập bởi nhà đầu tư (doanh nghiệp), hợp đồng... Các tài sản này bao gồm cả tài sản vơ hình và tài sản hữu hình, động sản hoặc bất động sản và quyền tài sản có liên quan như cho thuê, cầm cố, thế chấp... Trong pháp luật về đầu tư, các tài sản này có thể được sử dụng với thuật ngữ “khoản đầu tư”. Khoản đầu tư thường được định nghĩa là một loại tài sản được thiết lập phù hợp với qui định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Việc xác định rõ khoản

đầu tư là nhằm bảo đảm rằng khoản đầu tư này được bảo vệ bởi pháp luật. Cùng với việc nhận diện nhà đầu tư tham gia quan hệ pháp luật đầu tư, việc xác định khoản đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đối tượng điều chỉnh của pháp luật về đầu tư.

- Quyền sử dụng đất: Đất là loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện và thống nhất quản lý. Tuy nhiên, Nhà nước công nhận các quyền cho người sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một trong các quyền quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm. Bởi đối với đa phần các dự án đầu tư, quyền sử dụng đất có ý nghĩa sống còn đối với việc thực hiện, triển khai các dự án đầu tư. Pháp luật qui định cho nhà đầu tư khi đáp ứng các điều kiện nhất định của người sử dụng đất, có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng, cho, cho thuê lại, góp vốn, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất.

- Hành vi và các dịch vụ công: Hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đầu tư cũng có thể được coi là khách thể của quan hệ này. Khách thể này xuất hiện trong quan hệ nghĩa vụ đầu tư. Ví dụ như trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư thì nghĩa vụ của cơ quan nhà nước là phải xem xét việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngồi, cịn khách thể của quan hệ này là hành vi của cơ quan nhà nước có hay khơng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp cụ thể. Khách thể của quan hệ pháp luật đầu tư cũng có thể là dịch vụ cơng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ cung cấp cho các nhà đầu tư. Ví dụ như dịch vụ cơng về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư của nhà đầu tư. Các dịch vụ công này thường liên quan đến việc thực hiện các thủ tục đầu tư được pháp luật qui định.

Thứ tư, về hình thức của quan hệ pháp luật đầu tư: Quan hệ pháp

luật đầu tư có thể được thể hiện dưới những hình thức pháp lý khác nhau. Hình thức pháp lý của quan hệ đầu tư có thể là hợp đồng, có thể là một thỏa thuận quốc tế, hoặc cũng có thể là điều ước quốc tế, hoặc cũng có thể là một hành vi hoặc dịch vụ hành chính cơng. Việc xác định được

hình thức của quan hệ pháp luật đầu tư sẽ giúp xác định được cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ này trong thực tiễn. Đối với các quan hệ đầu tư được xác lập trên cơ sở điều ước quốc tế, quan hệ đầu tư sẽ phải tuân thủ các cam kết quốc tế mà Chính phủ và Nhà nước Việt Nam đưa ra. Trường hợp quan hệ đầu tư được xác lập trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận quốc tế, việc thực hiện hợp đồng, thỏa thuận quốc tế sẽ được thực hiện trên cơ sở các cam kết ở trong hợp đồng, thỏa thuận quốc tế đó và qui định của pháp luật điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)