Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 70 - 72)

Hoạt động đầu tư kinh doanh được bắt đầu bằng việc nhà đầu tư phải tiến hành “bỏ vốn” hay nói cách khác là phải “sử dụng một lượng tài sản” của mình để tìm kiếm một lợi ích lớn hơn trong tương lai. Vấn

đề nhà đầu tư quan tâm hàng đầu trong trường hợp này là khối tài sản mà mình đem đi “đầu tư” có ln thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình hay khơng? (trừ những trường hợp hoạt động đầu tư được tiến hành không hiệu quả nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ). Đây cũng là một nhu cầu hồn tồn chính đáng của nhà đầu tư xuất phát từ bản chất của chế độ tư hữu tài sản, bất kỳ chủ thể nào trong xã hội không riêng các nhà đầu tư khi tích luỹ được một khối tài sản nhất định đều có nhu cầu được bảo vệ và phát triển khối tài sản này. Đặc biệt khác với các chủ thể khác, các chủ đầu tư lại sử dụng khối tài sản này để bắt đầu hoạt động đầu tư kinh doanh thì nhu cầu này lại càng trở nên bức thiết bởi lẽ khối tài sản này sẽ được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế với khả năng gặp rủi ro là khá cao.

Tuy nhiên, nếu chỉ với mục đích được cơng nhận quyền sở hữu tài sản nói chung trước các chủ thể khác trong xã hội thì chỉ cần sử dụng các quy định của hệ thống pháp luật dân sự là nhà đầu tư có thể thiết lập một cơ chế bảo vệ khá hữu hiệu cho mình. Vấn đề đặt ra ở đây là hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư luôn được xác định bằng hành vi “tạo lập tài sản” trong một lãnh thổ, địa bàn đầu tư nhất định. Do đó, xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia với nội dung là mỗi một nhà nước có tồn quyền định đoạt tối cao trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, bao gồm cả cơng dân và tài sản của công dân, các nhà nước tiếp nhận đầu tư ln có quyền định đoạt nhất định với tài sản trên lãnh thổ nước mình trong những trường hợp cần thiết. Vì vậy, tài sản của nhà đầu tư tạo lập được trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh cũng khơng phải là một ngoại lệ trong tình huống này.

Trong những trường hợp nhất định, nhà nước tiếp nhận đầu tư có tồn quyền quyết định đối với tài sản của nhà đầu tư nói riêng cũng như tài sản của các chủ thể khác nói chung trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia của mình. Mà biểu hiện tối cao của quyền này là nhà nước tiếp nhận đầu tư có quyền tuyên bố “quốc hữu hoá” đối với tài sản của các thể nhân và pháp nhân trên lãnh thổ quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hay nói cách khác nhà nước tiếp nhận đầu tư có quyền “biến tài sản thuộc sở hữu của

nhà đầu tư trở thành tài sản của quốc gia tiếp nhận đầu tư” thơng qua một quy trình thủ tục được luật hố. Và quan trọng là khơng phải trường hợp nào các nhà đầu tư bị tuyên bố quốc hữu hoá tài sản cũng được đền bù kinh phí từ phía nhà nước thực hiện quy trình đặc biệt này. Như vậy, nhà đầu tư có thể sẽ “mất trắng” tài sản đầu tư của mình khi bị nhà nước tiếp nhận đầu tư “tịch thu” hay “sung công” tài sản. Từ đây có thể thấy bên cạnh những nguy cơ xâm hại quyền sở hữu tài sản từ các chủ thể khác trong xã hội thì bản thân các nhà đầu tư lại phải đối mặt với một nguy cơ rất lớn là gặp rủi ro thiệt hại toàn bộ tài sản đầu tư trong kinh doanh đến từ chính các quốc gia tiếp nhận đầu tư thơng qua q trình thực thi quyền lực tuyệt đối của mình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Thực tế cũng không hiếm những trường hợp các quốc gia trên thế giới đã thực hiện q trình quốc hữu hố này, có thể kể đến trường hợp của các công ty khai thác và chế biến dầu của nước ngồi bị Chính phủ Mexico tuyên bố quốc hữu hoá vào năm 1938; các trường hợp trưng thu tài sản của tư nhân của các nước Đông Âu sau thế chiến thứ hai hoặc quá trình tịch thu tài sản nhà đầu tư nước ngoài của các quốc gia đang phát triển trong q trình thuộc địa hố12. Một trường hợp điển hình gần đây là của Chính phủ Argentina khi tuyên bố quốc hữu hố cơng ty YPF - Công ty xăng dầu lớn nhất đất nước này vào năm 2012. Được biết trước khi bị quốc hữu hố cơng ty YPF do một công ty của Tây Ban Nha là Repsol nắm giữ phần lớn cổ phần và sau khi tuyên bố này của Chính phủ Argentina thì số cổ phần mà cơng ty này nắm giữ giảm xuống chỉ còn khoảng 1/10 so với ban đầu. Việc này đã gây ra những căng thẳng nhất định cho hai quốc gia trong quan hệ kinh tế trong một thời gian dài, thậm chí Tây Ban Nha cịn tiến hành các biện pháp trả đũa kinh tế và yêu cầu phía Argentina phải đền bù cho Repsol13. Như vậy có thể thấy, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác thì việc thực hiện q trình quốc hữu hố cũng sẽ gây ra những thiệt hại nhất định cho những nhà đầu tư là đối tượng của chiến địch này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)