Philipines, Singapore và Vương quốc Thailand về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, kí tháng 12/1987; Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, kí tháng 10/1998
Hiện nay, Việt Nam tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó phải kể đến hai hiệp định tiêu biểu là Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Theo dự báo, các Hiệp định này sẽ đem lại nhiều ưu đãi tạo cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như các thách thức trong chính những cam kết hội nhập mà Việt Nam phải thực thi. Trong đó cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình giữa các quốc gia thành viên là cam kết mang lại thời cơ cũng như nhiều thách thức nhất không chỉ cho Việt Nam mà tất cả các quốc gia thành viên các hiệp định. Để thực thi cam kết và tận dụng được cơ hội từ các ưu đãi này, địi hỏi chúng ta phải có kế hoạch nội luật hóa các cam kết tốt, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam để họ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhận thức rõ những cơ hội và thách thức để mở rộng thị trường, vươn ra thế giới.
2.2. BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
2.2.1. Khái niệm bảo đảm đầu tư
Như đã tìm hiểu, phân tích ở chương trước, hoạt động đầu tư kinh doanh có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau từ góc độ kinh tế, góc độ tài chính đến góc độ pháp lý. Tuy nhiên, ở góc độ nào thì hoạt động đầu tư kinh doanh cũng được xác định bằng một số dấu hiệu như sau (i) có sự bỏ vốn (tài chính), (ii) có sự tham gia của các chủ thể trong xã hội được gọi chung là nhà đầu tư, (iii) nhằm đạt được lợi ích nhất định, (iv) với các hình thức đầu tư phong phú. Như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh luôn bắt đầu bằng sự bỏ vốn của nhà đầu tư trong một lĩnh vực kinh doanh và trên một lãnh thổ nhất định. Do đó, đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư thì đây thực sự là một lợi ích to lớn đối với nền kinh tế. Bởi lẽ, thông qua hoạt động đầu tư của nhà đầu tư, nhà nước sẽ thu nhận được một lượng tài sản khổng lồ, góp phần đảm bảo phần nào vấn đề việc làm cho người dân. Đồng thời, việc nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư trong những lĩnh vực nhà nước đang tiến hành xã hội hoá cũng tạo
cơ hội giải quyết các vấn đề mơi trường, xã hội. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận đầu tư cũng gián tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư trong nước khi tạo ra một sân chơi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Hay nói cách khác, kết quả đầu tư không chỉ vì lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà cịn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và tồn xã hội. Vì vậy, khơng chỉ các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có chung một mong muốn tạo lập được một môi trường đầu tư có khả năng thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Nhưng đối với các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực và địa bàn nhất định, bên cạnh lợi ích có thể đạt được như sự tăng thêm giá trị thặng dư, các tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội thì họ cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bởi lẽ, khi quyết định tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh đòi hỏi nhà đầu tư phải thực hiện việc “bỏ vốn” nghĩa là nhà đầu tư phải bỏ ra một lượng tài sản của mình cho các cơng đoạn của quá trình kinh doanh trong một môi trường đầu tư nhất định. Trong khi đó, mơi trường đầu tư của một quốc gia được cấu thành từ rất nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan không thể lường trước và kiểm soát. Vậy những rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu như đổ vỡ trong kinh doanh, thiệt hại về tài sản là điều khó tránh khỏi. Do đó, tâm lý chung của các nhà đầu tư là mong muốn có thể lựa chọn được một mơi trường đầu tư an toàn, lành mạnh, giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá được lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, các quốc gia tiếp nhận đầu tư trong đó có Việt Nam đã thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhà đầu tư để từ đó tăng tính hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư. Để làm được điều này, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều phải tính đến những giải pháp cải thiện các yếu tố tổng hợp nên môi trường đầu tư. Trong các yếu tố tổng hợp nên môi trường đầu tư bao gồm những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan thì những yếu tố chủ quan là những yếu tố có thể tác động và có khả năng cải thiện được cịn các yếu tố khách
quan là những yếu tố nằm ngồi sự kiểm sốt và tác động của con người do đó việc cải tạo là rất khó và địi hỏi rất nhiều thời gian. Trong đó, pháp luật do quốc gia tiếp nhận đầu tư ban hành là một trong những yếu tố chủ quan mà các quốc gia thường thực hiện việc cải tạo đầu tiên vì so với các yếu tố chủ quan khác, nó có khả năng cải thiện một cách nhanh chóng và có vẻ thuận lợi hơn. Mặc dù pháp luật không phải yếu tố duy nhất tạo lập nên môi trường đầu tư nhưng không thể phủ nhận được rằng những quy định của pháp luật đầu tư của một quốc gia đóng góp khơng nhỏ trong việc tạo nên môi trường đầu tư cũng như quyết định khả năng thu hút, hấp dẫn đầu tư của mơi trường đó. Do đó, các quốc gia tiếp nhận đầu tư bao gồm cả Việt Nam luôn nỗ lực thống nhất và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư của mình.
Trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý đầu tư của một quốc gia theo hướng tạo ra một sân chơi an tồn, bình đẳng và hiệu quả cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các quy định về đảm bảo đầu tư đã thể hiện rõ ràng và cụ thể thiện chí của các quốc gia tiếp nhận đầu tư đối với nhà đầu tư. Các biện pháp bảo đảm đầu tư được ghi nhận trong pháp luật của các quốc gia được hiểu là những biện pháp nhằm bảo vệ cho các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Đây được coi là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để nhà đầu tư có thể giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh bằng một sự cam kết đảm bảo từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư. Tất nhiên, không nên hiểu máy móc rằng những cam kết, đảm bảo từ phía nhà nước bằng các quy định của pháp luật này sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể phịng tránh, ngăn chặn và giảm thiểu tất cả những rủi ro, đổ vỡ trong quá trình đầu tư kinh doanh một cách tuyệt đối. Bởi lẽ có những rủi ro dẫn đến kết quả đầu tư khơng mong muốn đến từ chính khả năng đánh giá, nắm bắt thời cơ cũng như năng lực quản lý trong kinh doanh của nhà đầu tư. Vì vậy, những “hứa hẹn” hay cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư dưới dạng các quy định về biện pháp bảo đảm đầu tư chỉ có thể giúp cho nhà đầu tư từ phương diện thừa nhận việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bằng cơ chế của nhà nước. Đồng thời bản thân
nhà nước tiếp nhận đầu tư cũng sẽ cam kết không sử dụng quyền lực nhà nước dưới dạng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đối với một quốc gia nhất định để xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài - chủ thể chịu sự chi phối và kiểm soát chặt chẽ của quốc gia tiếp nhận đầu tư khi thực hiện hành vi “đem chuông đi đánh xứ người”.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước bên cạnh việc sử dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư được quy định trong pháp luật đầu tư Việt Nam cũng có thể sử dụng đồng thời những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro của riêng mình (ví dụ như biện pháp chuyển rủi ro thông qua các hợp đồng bảo hiểm). Những biện pháp bảo đảm đầu tư mang tính cá nhân và mang tính nhà nước trên đây không mâu thuẫn và triệt tiêu nhau, chúng bổ sung cho nhau và là những công cụ hữu hiệu để nhà đầu tư có thể sử dụng như một “tấm lá chắn” có chức năng bảo vệ nhà đầu tư khỏi những nguy cơ bị xâm hại trong quá trình tiến hành hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của mình.
Từ đó, có thể khẳng định các biện pháp bảo đảm đầu tư là một trong những nội dung quan trọng và không thể thiếu được ghi nhận trong hệ thống pháp luật đầu tư của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Cùng với các quy định về những biện pháp khuyến khích đầu tư, các quy định về biện pháp bảo đảm đầu tư trở thành hai công cụ pháp luật của nhà nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình nỗ lực cải thiện, nâng cao khả năng thu hút của môi trường đầu tư. Các biện pháp này một mặt tạo sự an tâm cho nhà đầu tư khi có được những cam kết từ phía nhà nước sở tại về trách nhiệm của họ trong việc tạo lập một mơi trường đầu tư an tồn. Mặt khác các biện pháp này tạo ra một cơ hội đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư khi họ có được những ưu đãi hấp dẫn và hỗ trợ thiết thực từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư.
Thực tiễn pháp luật đầu tư tại Việt Nam cũng là minh chứng rõ nét cho nhận định này, những biện pháp bảo đảm đầu tư hiện diện trong hệ thống pháp luật đầu tư Việt Nam từ những văn bản pháp lý đầu tư đầu
tiên trong giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường cho đến những văn bản Luật đầu tư sau này. Cụ thể các quy định về bảo đảm đầu tư được ghi nhận trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 1998; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000. Tiếp tục được kế thừa và mở rộng trong Luật Đầu tư năm 2005 và cho đến nay có những sửa đổi nhất định phù hợp với điều kiện mới trong Luật Đầu tư năm 2014. Mặc dù sự hiện diện của những quy định về biện pháp bảo đảm đầu tư trong các văn bản Luật đầu tư qua các thời kỳ không hoàn toàn đồng nhất nhưng tựu chung lại đều được hiểu một cách thống nhất là “Những cam kết của nhà nước Việt Nam trong việc bảo
đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hoặc tiến hành đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài”. Các biện pháp này được xây
dựng trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, nguyên tắc đối xử tối hệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nền tảng quan trọng nhất là nguyên tắc thừa nhận quyền tự chủ trong kinh doanh của các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch. Các biện pháp bảo đảm đầu tư trong pháp luật đầu tư Việt Nam bao gồm: Bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư, bảo đảm quyền tự chủ trong kinh doanh của các nhà đầu tư, không phân biệt đối xử giữa những nhà đầu tư, bảo đảm việc chuyển tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài, bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp của các nhà đầu tư, bảo đảm đầu tư kinh doanh khi có sự thay đổi chính sách và pháp luật, bảo đảm bằng sự bảo lãnh của chính phủ đối với một số dự án đầu tư.
2.2.2. Các biện pháp bảo đảm đầu tư