Điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 50 - 53)

- Khái niệm: Điều ước quốc tế về đầu tư là sự thỏa thuận bằng văn

bản giữa các chủ thể của Công pháp quốc tế nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc

chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi, hoặc văn kiện có tên gọi khác (Luật Điều ước quốc tế 2016). Với cách định nghĩa này, điều ước quốc tế được phân biệt với các thỏa thuận quốc tế khác được ký kết giữa các cơ quan nhà nước, hoặc giữa cơ quan trung ương của một tổ chức được thành lập ở Việt Nam với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài (pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 2007).

Điều ước quốc tế về đầu tư mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thường được ký kết trong khuôn khổ quan hệ song phương hoặc đa phương, khu vực. Các điều ước quốc tế về đầu tư có thể tồn tại tách biệt hoặc tồn tại trong cùng điều ước quốc tế về thương mại được xác lập giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Ví dụ, trong khn khổ Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương CPTPP, các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam nằm trong cùng điều ước quốc tế chung về thương mại hàng hóa và dịch vụ. Trong trường hợp giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), các cam kết quốc tế về đầu tư được tách ra trong một hiệp định riêng là Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), tồn tại song song với Hiệp định thương mại (EVFTA).

Những điều ước quốc tế riêng rẽ về đầu tư thường được ký kết trên cơ sở quan hệ song phương giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, dưới hình thức được biết đến trong tiếng Anh là BIT (Bilateral Investment Treaty). Đây là các điều ước quốc tế song phương được ký kết nhằm xác lập các điều khoản và điều kiện về đầu tư kinh doanh cho các nhà đầu tư, là thể nhân hoặc pháp nhân, của một quốc gia, vùng lãnh thổ trên lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một vùng lãnh thổ khác. Các điều ước quốc tế này là nguồn luật quan trọng điều chỉnh quan hệ đầu tư quốc tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.

- Trường hợp áp dụng:

Việc áp dụng điều ước quốc tế phụ thuộc vào đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế và phụ thuộc vào quy định

của pháp luật quốc gia về việc áp dụng điều ước quốc tế trên lãnh thổ quốc gia.

Điều ước quốc tế về đầu tư chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên chủ thể khi thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế. Thông thường, điều ước quốc tế sẽ có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể là nhà đầu tư có quốc tịch hoặc được thành lập theo qui định pháp luật của quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế đó. Ví dụ, Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA chỉ áp dụng đối với nhà đầu tư từ các nước thành viên của Hiệp định, được xác định theo các qui định đặt ra trong Hiệp định.

Các cam kết trong điều ước quốc tế về đầu tư thường liên quan đến cam kết của một bên, với tư cách là nước tiếp nhận đầu tư, đối với nhà đầu tư đến từ quốc gia là một bên của điều ước quốc tế. Khi đó, các cam kết quốc tế về đầu tư sẽ hướng tới các nghĩa vụ của quốc gia nước tiếp nhận đầu tư và quyền của nhà đầu tư nước ngoài tại quốc gia tiếp nhận đầu tư đó. Khi có tranh chấp xảy ra giữa nhà đầu tư nước ngồi và cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư, điều ước quốc tế sẽ được áp dụng để điều chỉnh.

Trong quan hệ giữa các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân (các chủ thể tư), các bên không được quyền lựa chọn điều ước quốc tế như là luật để điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế giữa họ. Các bên chỉ được quyền thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán đầu tư quốc tế.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế được áp dụng trong trường hợp sau:

+ Khi điều ước quốc tế đó được Việt Nam gia nhập hoặc ký kết. Nói một cách khác, điều ước quốc tế được áp dụng trong trường hợp Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế đó; và

+ Trong trường hợp có quy định khác nhau giữa điều ước quốc tế và luật trong nước về cùng một vấn đề, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật trong nước khơng có quy định khác nhau về cùng một

vấn đề, thì áp dụng luật trong nước. Nếu pháp luật quốc gia khơng có quy định thì sẽ áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Như vậy, pháp luật Việt Nam sẽ chỉ áp dụng điều ước quốc tế trong trường hợp có quy định khác nhau giữa luật trong nước và điều ước quốc tế, hoặc trong trường hợp pháp luật quốc gia khơng có quy định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)