là giúp cho nhà đầu tư không phải chịu sự tác động tiêu cực từ việc thay đổi các quy định của pháp luật theo hướng kém ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư. Hai là tạo cơ hội cho nhà đầu tư tận dụng được các ưu đãi đầu tư lớn hơn từ sự thay đổi của pháp luật. Cả hai mục đích này đều đem lại một kết quả tích cực cho nhà đầu tư đó là làm tăng khả năng thành cơng và đem lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư của họ.
Tuy nhiên, các quy định trên đây có những ngoại lệ nhất định đặc biệt là quy định về duy trì quyền hưởng ưu đãi không đổi của nhà đầu tư khi pháp luật đầu tư mới được ban hành có nội dung ưu đãi thấp hơn. Nghĩa là trong những trường hợp vì lý do “quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ mơi trường”23 thì các nhà đầu tư sẽ khơng tiếp tục được hưởng các ưu đãi đầu tư như thời kỳ trước đó mà phải hưởng các ưu đãi đầu tư thấp kém hơn theo quy định pháp luật đầu tư mới được ban hành. Quy định về trường hợp ngoại lệ này là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm những lợi ích ở tầm quốc gia nghĩa là các lợi ích to lớn, thiết thực và quan trọng hơn trong tương quan so sánh với lợi ích của nhà đầu tư.
Trong tình huống này, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, Nhà nước tiếp nhận đầu tư có các biện pháp để bù đắp tổn thất mà nhà đầu tư có thể phải gánh chịu khi bắt buộc phải áp dụng một mức ưu đãi thấp kém hơn mức mà họ đang được hưởng do có sự thay đổi của pháp luật. Các biện pháp mà Nhà nước tiếp nhận đầu tư Việt Nam có thể áp dụng bao gồm một hoặc một số hình thức sau:
“- Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; - Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
- Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.”24
Đây được nhìn nhận như một cách thức chia sẻ rủi ro của nhà đầu tư từ phía Nhà nước tiếp nhận đầu tư một cách thiết thực và vơ cùng có ý nghĩa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi có sự thay đổi pháp luật