Các hiệp định liên quan đến ưu đãi đầu tư giữa Việt Nam và các nước khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 64 - 65)

các nước khác

Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các quốc gia một mặt thu hút vốn đầu tư mặt khác lại khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Để tạo ra sự thống nhất và khích lệ mối quan hệ trong hoạt động đầu tư, các quốc gia thường ký kết các hiệp định song phương hoặc đa phương, trong đó có thỏa thuận về các biện pháp ưu đãi đầu tư để khuyến khích đầu tư đối với

nhau. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy đã tiến hành kí kết và tham gia nhiều hiệp định quốc tế về hoạt động đầu tư. Để thực thi các hiệp định này, Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung trong pháp luật đầu tư nhiều biện pháp ưu đãi, dành các thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước Việt Nam cũng dành sự khuyến khích đối với các nhà đầu tư trong nước để bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và khuyến khích họ đầu tư ra nước ngồi. Bản thân các nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư ở quốc gia khác cũng nhận được những ưu đãi đầu tư ở nước sở tại thông qua các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết.

Nếu như các biện pháp bảo đảm đầu tư là các thỏa thuận mà các quốc gia thành viên đều phải cam kết thực hiện, thì các biện pháp ưu đãi đầu tư không phải lúc nào cũng là một thỏa thuận bắt buộc đối với các quốc gia thành viên khi tham gia hoặc ký kết các hiệp định liên quan đến đầu tư. Có những hiệp định mà các thỏa thuận về các biện pháp ưu đãi đầu tư chỉ mang tính khuyến nghị các thành viên cần nỗ lực thực hiện như hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về việc đối xử với đầu tư nước ngoài; Thỏa thuận năm 1994 của GATT về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại; Các nguyên tắc về đầu tư không ràng buộc của APEC. Tuy nhiên cũng có các hiệp định đưa ra quy định ràng buộc phải thực hiện các biện pháp ưu đãi mà hiệp định đưa ra. Đối với thỏa thuận về ưu đãi đầu tư của ASEAN yêu cầu các nước thành viên bắt buộc phải thực hiện một số biện pháp chính để khuyến khích đầu tư như biện pháp không phân biệt đối xử, đối xử quốc gia, các ưu đãi về thủ tục hành chính, các biện pháp liên quan đến việc bắt buộc nước tiếp nhận đầu tư phải cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chuyển ra nước ngoài một cách tự do khối lợi nhuận thu được từ việc đầu tư11.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)