Tùy thuộc vào loại dự án đầu tư thuộc diện và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, chủ đầu tư có thể xác định thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư, cụ thể:
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư
Nhà đầu tư căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư để hưởng ưu đãi đầu tư. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trong đó, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư thể hiện rõ hai nội dung sau về ưu đãi đầu tư: (1) Đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư; (2) Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.
+ Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư đó cho thời gian ưu đãi cịn lại;
+ Nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;
+ Trường hợp dự án đầu tư có thời gian khơng đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư khơng được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
2.4. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
2.4.1. Khái niệm hỗ trợ đầu tư
Đối với các quốc gia trên thế giới hiện nay, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển thì việc nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư được coi là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Các quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện thiện chí với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài bằng sự hoàn thiện các quy định về đầu tư của quốc gia đó. Trong đó, các quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư hiện nay trong văn luật của các nước hầu như là các quy định bắt buộc thì các quy định về hỗ trợ đầu tư đối với pháp luật đầu tư mỗi nước sẽ tạo nên tính hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư.
Theo cách hiểu phổ thơng thì hỗ trợ là “giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào”. Hỗ trợ đầu tư là biện pháp mà Nhà nước tạo cơ hội cho phép nhà đầu tư được hưởng những điều kiện thuận lợi nhất định về tài chính, hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ... nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hình thức hỗ trợ đầu tư phổ biến hiện nay là: Các
biện pháp hỗ trợ về thủ tục hành chính để tiến hành một dự án đầu tư (thời gian, chi phí cho việc đăng kí đầu tư hoặc thành lập doanh nghiệp); các biện pháp hỗ trợ phát triển trong quá trình đầu tư (hỗ trợ về đào tạo; khuyến khích phát triển), và một số biện pháp hỗ trợ khác như việc mở rộng ngành nghề đầu tư hoặc chính sách cởi mở trong vấn đề sử dụng lao động...
Hình thức hỗ trợ đầu tư khơng áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư mà chỉ áp dụng cho một số chủ thể nhất định. Theo quy định của Luật đầu tư hiện nay, các đối tượng được hỗ trợ đầu tư bao gồm: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Hiện nay, Luật Đầu tư năm 2014 với tư cách là nguồn luật chung điều chỉnh lĩnh vực đầu tư, đã đưa ra những quy định về hỗ trợ đầu tư rất đơn giản và ngắn gọn trong 3 Điều luật là Điều 19, 20, 21. Trong đó, Điều 19 xác định tên của bảy hình thức hỗ trợ đầu tư, còn Điều 20 và Điều 21 là các quy định cụ thể hơn về hình thức hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội. Bên cạnh Luật Đầu tư năm 2014, thời gian qua Nhà nước Việt Nam đã ban hành và từng bước bổ sung, hoàn thiện nhiều đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, quy định về tín dụng, quy định về khoa học, công nghệ, về chuyển giao công nghệ, về đất đai... tương ứng với các lĩnh vực hỗ trợ đầu tư được nêu trong Luật Đầu tư năm 2014. Các đạo luật này chính là nguồn luật chuyên ngành quy định cụ thể về các điều kiện và cách thức thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư hiện nay. Tóm lại, pháp luật hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam là tập hợp các quy định về cách thức thực hiện các hỗ trợ đầu tư trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Luật Công nghệ cao 2008, Luật chuyển giao công nghệ 2006; Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục đại học 2012 và
Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014; Luật Đất đai; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và các văn bản dưới luật khác.
2.4.2. Các biện pháp hỗ trợ đầu tư