đó, mong muốn thực sự của những chủ thể “mang chuông đi đánh xứ người” không chỉ là thu lợi nhuận mà còn là tự do sử dụng lợi nhuận như một tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ. Hành vi thể hiện rõ nét nhất quyền tự do định đoạt này là thực hiện việc chuyển lợi nhuận của họ ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh các biện pháp bảo đảm tài sản của các nhà đầu tư, các quốc gia tiếp nhận đầu tư thường thiết kế trong pháp luật đầu tư của mình các quy định về bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài.
Đối với vấn đề này, Nhà nước Việt Nam không cấm nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận của mình ra nước ngồi sau khi họ thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tiếp nhận đầu tư như là một sự đáp trả đối với chủ thể đã kiến tạo một sân chơi đầu tư cũng như tạo cơ hội và các điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiến hành hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nên trước khi chuyển lợi nhuận của mình ra nước ngồi, nhà đầu tư phải đảm bảo điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật. Các khoản lợi nhuận hợp pháp được chuyển ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài như sau:
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; - Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư16
Đây cũng là một trong những biện pháp bảo đảm đầu tư được ghi nhận trong các văn bản Luật Đầu tư Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau, có thể kể đến Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 1998; Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000, tiếp theo là trong Luật Đầu tư năm 2005 và cho đến nay. Mặc dù cùng ghi nhận nội dung tương tự nhau khi cho phép nhà đầu tư nước