Xem Chương 3 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi năm 18.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 62 - 63)

Nhìn chung, giai đoạn trước khi có Luật Đầu tư năm 2005, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài với hai đạo luật riêng biệt điều chỉnh. Đối tượng được ưu đãi đầu tư là các dự án được xác định theo 2 tiêu chí chủ yếu: (1) lĩnh vực đầu tư, và (2) địa bàn đầu tư. Một số lĩnh vực được ưu đãi đầu tư chủ yếu như công nghiệp nặng, hạ tầng, lâm nghiệp. Ngồi hai tiêu chí trên, một số tiêu chí khác cũng được áp dụng như doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (hoặc nhiều lao động nữ), sử dụng công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có tỷ lệ nội địa hóa cao...

Về hình thức ưu đãi, các biện pháp chủ yếu được áp dụng là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong toàn thời gian hoặc một thời gian nhất định. Ngoài ra, các biện pháp ưu đãi thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị đầu tư tài sản cố định, miễn giảm tiền thuê đất.

- Sau năm 2005

Luật Đầu tư năm 2005 ra đời đã xóa bỏ sự phân biệt các biện pháp khuyến khích giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật Đầu tư năm 2005 khẳng định: “Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư”10. Nhiều tiêu chí để xác định đối tượng được ưu đãi thuế cũng được điều chỉnh, bãi bỏ như khơng cịn ưu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu (trợ cấp xuất khẩu) hoặc với hàng hóa có tỷ lệ nội địa hóa cao. Đối tượng ưu đãi thuế dựa trên 2 tiêu chí chính: ưu đãi theo địa bàn (khó khăn và đặc biệt khó khăn) và theo lĩnh vực. Đồng thời, Luật cũng có danh mục quy định rõ ràng các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi, các ưu đãi cụ thể với tất cả các dự án đầu tư không phân biệt nguồn gốc vốn.

Bên cạnh Luật đầu tư, các quy định về ưu đãi đầu tư cũng được tìm thấy trong một số văn bản pháp luật khác, như các văn bản pháp luật quy định địa vị pháp lý của từng loại hình chủ thể kinh doanh (Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới luật có liên quan), văn bản pháp luật liên

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)