Khoản Điều 3 Luật khuyến khích đầu tư Lào 016.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 31 - 32)

Ngược lại, đạo luật đầu tư của Canada không trực tiếp sử dụng từ “investors” khi đề cập đến chủ thể thực hiện đầu tư nói chung mà trực tiếp xác định chủ thể đầu tư thông qua cá nhân, tổ chức người Canada và cá nhân, tổ chức không phải người Canada (người không phải người Canada có nghĩa là cá nhân, chính phủ hoặc cơ quan của họ hoặc một thực thể không phải là người Canada)3.

Như vậy, hầu hết các quốc gia đều xác định nhà đầu tư có thể là tổ chức hoặc cá nhân và nhà đầu tư gồm có nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở quốc tịch của nhà đầu tư đó.

Pháp luật Việt Nam có các cách xây dựng khác nhau về khái niệm nhà đầu tư. Luật Đầu tư năm 2005 tiếp cận nhà đầu tư theo hướng liệt kê các chủ thể là nhà đầu tư. Trong đó nêu rõ nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được thành lập trước khi Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

+ Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cách tiếp cận như trên có ưu điểm là nhận diện được rõ chủ thể được coi là nhà đầu tư và chủ thể không phải là nhà đầu tư. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại không được nhiều quốc gia sử dụng bởi không bao quát được tất cả các chủ thể trong tương lai có thể trở thành nhà đầu tư. Do đó, đến Luật Đầu tư năm 2014, khái niệm nhà đầu tư đã được quy định

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)