quan trọng
Nếu như các biện pháp bảo đảm đầu tư khác được nhìn nhận là các biện pháp bảo đảm đầu tư “truyền thống” khi được quy định ở các văn bản Luật đầu tư qua các thời kỳ khác nhau thì biện pháp bảo đảm sự bảo lãnh của Chính phủ là một biện pháp bảo đảm đầu tư hiện đại vì chỉ xuất hiện trong Luật Đầu tư năm 2014. Trên thực tế, khi tiến hành hoạt động đầu tư, nhiều trường hợp nhà đầu tư lựa chọn các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia, có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của một địa phương, một vùng nhất định. Để thực hiện được những dự án như vậy, đòi hỏi nhà đầu tư phải có đủ năng lực, kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính nhất định. Tuy nhiên, khơng phải nhà đầu tư nào cũng có thể tự mình có được khả năng tài chính phù hợp mà họ phải huy động vốn từ các chủ thể khác trong xã hội. Việc làm này cũng hoàn toàn hợp pháp và là một cách đầu tư thông minh của nhà đầu tư khi có thể tận dụng được vốn của chủ thể khác đồng thời chia sẻ được cả rủi ro.
Khả năng huy động vốn của các nhà đầu tư trong những trường hợp này có cơ hội thành cơng rất cao nếu như có được một sự cam kết, bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ từ phía các tổ chức có tiềm lực rất lớn về tài chính mà đặc biệt lại là cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ từ phía Chính phủ. Là cơ quan hành pháp của quốc gia tiếp nhận đầu tư thì khả năng huy động vốn thành công của nhà đầu tư càng trở nên chắc chắn. Vậy là quá trình đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư “dũng cảm” lựa chọn những dự án đầu tư trọng điểm ngay từ những giai đoạn đầu tiên đã có cơ sở để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Việc làm này của Nhà nước Việt Nam nói riêng cũng như các quốc gia tiếp nhận đầu tư nói chung thực sự có ý nghĩa, giúp khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào những dự án có tầm quan trọng quốc gia. Điều này cũng có một tác dụng trở lại đối với Nhà nước tiếp nhận đầu tư khi giảm tải được
gánh nặng đầu tư của mình vào các dự án quan trọng trong xã hội mà bản thân họ phải có nghĩa vụ đầu tư để thực hiện chức năng Nhà nước của mình.
Trong Luật Đầu tư năm 2014, biện pháp bảo lãnh của Chính phủ được quy định tại Điều 12 như sau: “Thủ tướng Chính phủ quyết định
việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác”. Theo đó, khơng phải tất cả các dự án đều nhận được cam
kết bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay nợ mà chỉ những dự án đầu tư do cơ quan lập pháp hay người đứng đầu cơ quan hành pháp quyết định chủ trương đầu tư hoặc những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác. Quy định có tính chất giới hạn phạm vi dự án đầu tư được cam kết bảo lãnh là thực sự cần thiết để việc bảo lãnh của Chính phủ trở nên có ý nghĩa đối với các dự án mà quy mô, tầm quan trọng và khả năng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của dự án đòi hỏi phải được thơng qua chu trình thẩm định đầu tư dưới hình thức quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, quy định có tính giới hạn này còn giúp phòng tránh và giảm tải được sự lãng phí, thất thốt của ngân sách nhà nước một cách khơng cần thiết.
Ngồi ra, đối tượng nhà đầu tư được cam kết bảo lãnh của Chính phủ chỉ có hai đối tượng là “Doanh nghiệp dự án” và “cơ quan nhà nước
có thẩm quyền”. Đối với đối tượng là “Doanh nghiệp dự án” còn phải
đáp ứng một số điều kiện theo quy định của Luật quản lý nợ công 2017 và Nghị định số 91/2018 - NĐ/CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2018 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ như: Điều kiện về tư cách pháp nhân, thời hạn tồn tại và hoạt động, có tình hình tài chính lành mạnh (khơng bị lỗ trong 3 năm liền kề trước đó, khơng có nợ q hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh), điều kiện về mức vốn chủ sở hữu và
phương án kinh doanh khả thi.20 Có thể thấy các quy định trên đây là khá chặt chẽ nhằm đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của đối tượng đề nghị Chính phủ cấp bảo lãnh. Cùng với quy định về mức bảo lãnh21 (hạn mức tối đa mà Chính phủ cam kết bảo lãnh) đối với từng dự án đầu tư khác nhau, các quy định trên đây cũng như các quy định cụ thể về thủ tục cấp bảo lãnh và quản lý việc cấp bảo lãnh khơng nằm ngồi mục đích đảm bảo sự cam kết của Nhà nước Việt Nam với các nhà đầu tư trở nên thiết thực đồng thời tránh được tình trạng thất thốt ngân sách nhà nước.