Đặc điểm của ưu đãi đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 89 - 90)

Ưu đãi đầu tư có các đặc điểm sau:

- Thứ nhất, ưu đãi đầu tư được thể hiện thông qua các qui định của

pháp luật do Nhà nước ban hành: Ưu đãi đầu tư luôn gắn liền với Nhà

nước. Nhà nước thể hiện ý chí của mình đối với hoạt động đầu tư thơng qua các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư. Chỉ khi điều chỉnh ưu đãi đầu tư bằng pháp luật thì quyền lực nhà nước mới có ý nghĩa và đem lại hiệu quả thiết thực, bởi các qui định pháp luật về ưu đãi đầu tư sẽ được bảo đảm thực hiện thông qua các cơ quan quyền lực của nhà nước.

- Thứ hai, ưu đãi đầu tư là công cụ để Nhà nước thúc đẩy hoạt động đầu tư: Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác

nhau như chính sách, kế hoạch đầu tư, đòn bẩy kinh tế, pháp luật... để thúc đẩy hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trong số các cơng cụ, biện pháp này, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mơ tồn xã hội.

- Thứ ba, ưu đãi đầu tư phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư: Trong mối quan hệ này, Nhà nước là chủ thể quyết

định các biện pháp ưu đãi đầu tư; nhà đầu tư là chủ thể nhận ưu đãi; khách thể của quan hệ này chính là các ưu đãi cụ thể như các khoản lợi về thuế, tiền thuê đất... Mục đích của việc cấp ưu đãi là nhà nước mong muốn thúc đẩy, khuyến khích đầu tư vào một số địa bàn và lĩnh vực nhất định theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước.

- Thứ tư, ưu đãi đầu tư tạo điều kiện thuận lợi hơn cho một số nhà đầu tư so với các nhà đầu tư khác. Vì ưu đãi đầu tư là cơng cụ được Nhà nước sử dụng để thúc đẩy hoạt động đầu tư vào một số lĩnh vực, địa bàn lãnh thổ theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư tại các lĩnh vực, địa bàn này. Tuy nhiên, các lĩnh vực, địa bàn kinh tế này khó khăn, khả năng thu hồi vốn chậm, chịu nhiều rủi ro. Chính vì vậy, Nhà nước dành ưu đãi cho họ để họ có cơ hội, vị thế cạnh tranh ngang bằng với các đối thủ khác.

- Thứ năm, các biện pháp ưu đãi có thể thay đổi theo thời gian. Tùy từng thời kỳ, Nhà nước sẽ xác định các lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư trọng điểm, cần thu hút vốn. Tuy nhiên, dù các ưu đãi có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo tình hình kinh tế - chính trị - xã hội cụ thể nhưng cam kết của Nhà nước là không thay đổi bởi nó được đảm bảo bằng một bản “hợp đồng” được ký kết giữa Nhà nước và nhà đầu tư, đó chính là các điều khoản quy định về ưu đãi tại Giấy chứng nhận đầu tư mà Nhà nước cấp cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)