cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Tư pháp, trang 35.
tịch tại quốc gia nơi nhà đầu tư đó thành lập hoặc hoạt động. Tuy nhiên, có quan điểm khác lại xác định nhà đầu tư nước ngồi theo vốn. Ví dụ, chỉ cần doanh nghiệp tại Việt Nam có vốn đầu tư từ nước ngồi thì doanh nghiệp đó cũng bị xem là nhà đầu tư nước ngồi. Đây chính là cách xác định nhà đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư năm 2005. Cụ thể Luật Đầu tư năm 2005 quy định “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước
ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.
Luật Đầu tư năm 2014 chọn phương án xác định nhà đầu tư nước ngoài theo quốc tịch là cách xác định rõ ràng và phù hợp. Cụ thể khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 quy định: “Nhà đầu tư nước ngồi là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”. Từ định nghĩa trên, có thể phân biệt nhà đầu tư nước ngồi thành: Cá nhân có quốc tịch nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam. Quốc tịch nước ngoài được hiểu là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
(3) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi (chỉ có hình thức là tổ chức, khơng có cá nhân), tổ chức này được thành lập theo pháp luật Việt Nam nhưng có thành viên hoặc cổ đơng là nhà đầu tư nước ngồi. Từ định nghĩa về “tổ chức kinh tế” tại khoản 17, và định nghĩa về “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi” tại khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014, có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đơng. Như vậy, theo quy định này thì tổ chức có vốn đầu tư nước ngồi là tổ chức có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với bất kỳ tỷ lệ sở hữu nào trong vốn điều lệ của tổ chức đó. Có thể hiểu một cách đơn giản, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là “con lai” giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Và một điều lưu ý rất quan trọng là dựa vào tỷ lệ “lai” (tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài) mà pháp luật điều chỉnh sẽ khác nhau. Cụ thể, theo quy định tại Điều 23
Luật Đầu tư năm 2014 thì tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Quy định này cho thấy tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi chỉ phải thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp được nêu. Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng điều kiện và thủ tục đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Song, có quan điểm cho rằng việc chỉ sử dụng tiêu chí về quốc tịch và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế là chưa đầy đủ, chưa phản ánh đúng thực tiễn quản trị của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, đồng thời chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu quản lý đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Bởi lẽ, dù nắm giữ tỷ lệ vốn điều lệ thấp hơn 51% nhưng trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư nước ngồi vẫn có thể nắm giữ quyền kiểm sốt hoạt động kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp mà không thông qua sở hữu. Chẳng hạn như kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam thơng qua hình thức cho vay kèm theo điều kiện quản lý, độc quyền tiêu thụ sản phẩm...
Ngồi ra, có thể thấy, những tổ chức kinh tế, dù không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi theo như định nghĩa, nhưng thuộc trường hợp qui định tại điểm b khoản 1 Điều 23, cũng phải thực hiện thủ tục đầu tư giống như thủ tục áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài theo qui định của pháp luật.