- Trước năm 2005
Ngay khi bắt đầu đổi mới, Nhà nước Việt Nam đã khuyến khích sự bỏ vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, được ghi nhận trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Trong Luật này đã có những quy định bảo đảm đầu tư cũng như có những ưu đãi đặc biệt cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ đưa vốn vào Việt Nam, tạo ra động lực cho việc chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư trong nước, chúng ta chưa có luật riêng để bảo đảm về vốn đầu tư trong nền kinh tế.
Phải đến Hiến pháp Việt Nam năm 1992, các nhà đầu tư mới có một cơ sở pháp lý chắc chắn cho việc bảo đảm và khuyến khích đầu tư đối với cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Điều 24 Hiến
pháp 1992 tiếp tục khẳng định quyền của nhà đầu tư nước ngoài: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng bị quốc hữu hóa, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước”.
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp 1992, đến năm 1994, các nhà đầu tư trong nước mới có Luật đầu tư riêng - Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi năm 1998). Đồng thời Nhà nước thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2000) thay thế cho Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cụ thể hóa các quy định về khuyến khích đầu tư tại Việt Nam. Luật quy định đối tượng được khuyến khích đầu tư là các nhà đầu tư, là tổ chức, cá nhân Việt Nam; nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; nhà đầu tư là người nước ngoài thường trú ở Việt Nam. Tuy nhiên không phải mọi lĩnh vực đầu tư và địa bàn đều được ưu đãi và hỗ trợ đầu tư mà chỉ có một số lĩnh vực cụ thể được quy định tại Điều 15, 16 của Luật. Luật cũng đưa ra các biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đầu tư (ưu đãi về thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất, hỗ trợ tín dụng)9.
So với Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước có vai trị khá mờ nhạt trong việc thu hút vốn đầu tư tư nhân. Các nhà đầu tư ít dựa vào Luật Khuyến khích đầu tư trong nước để có được những ưu đãi hay bảo đảm cho khoản vốn đầu tư của mình vì có q nhiều các điều kiện, chấp thuận, giấy phép được đặt ra đối với dòng vốn đầu tư trong nước. Thay vào đó, họ chỉ chủ yếu dựa vào các quy định của Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân và sau này là Luật Doanh nghiệp.