ngoài được tự do chuyển lợi nhuận hợp pháp của mình về quốc gia mà họ mang quốc tịch nhưng nghĩa vụ tài chính mà họ phải thực hiện với Nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn có sự thay đổi nhất định. Trước đây trong các văn bản Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 1998 hay Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000 đã có quy định về nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận của họ ra nước ngoài. Mức thuế suất cũng có sự thay đổi nhất định từ 5% số lợi nhuận mà họ định chuyển trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994, sửa đổi, bổ sung năm 199817 cho đến mức 5% hoặc 7% hoặc 10% tuỳ từng trường hợp theo mức vốn góp vào hợp đồng hợp tác hoặc vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi vào vốn pháp định của doanh nghiệp trong Luật Đầu tư nước ngoài 199618, hay mức 3% - 5% - 7% theo Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 200019. Tuy nhiên, việc đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngồi một mặt góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng mặt khác cũng thể hiện một bất cập là gây ra tình trạng thuế chồng lên thuế. Bởi lẽ các nhà đầu tư nước ngoài trước khi thu được lợi nhuận họ đã phải nộp một số loại thuế trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt... Vì vậy, quy định về nghĩa vụ nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được coi là một gánh nặng tài chính đối với nhà đầu tư nước ngồi tại Việt Nam thời kỳ đó. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho khả năng thu hút đầu tư cũng như chỉ số hấp dẫn đầu tư của mơi trường Việt Nam có sự giảm sút nhất định. Để khắc phục hạn chế này, từ năm 2005 cho đến nay, nghĩa vụ nộp thuế khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài khơng cịn được ghi nhận trong pháp luật đầu tư cũng như pháp luật về thuế của Việt Nam. Động thái tích cực này được coi là một