quan đến hoạt động thương mại (Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành) hay các văn bản pháp luật thuế (Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp...)
Về hình thức ưu đãi, ngồi các hình thức ưu đãi quen thuộc như thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế xuất, nhập khẩu, bắt đầu xuất hiện thêm hình thức ưu đãi khác như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho người lao động,...
Về thẩm quyền, Luật Đầu tư năm 2005 cũng khắc phục tình trạng các địa phương ưu đãi đầu tư tràn lan bằng biện pháp thuế. Tuy nhiên, các địa phương vẫn có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi đầu tư (cụ thể hóa chính sách của trung ương), và thường sẽ áp dụng các biện pháp như hỗ trợ chi phí, hạ tầng, thủ tục hành chính,... Để chuẩn bị cho việc ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, pháp luật đầu tư nói chung và pháp luật về ưu đãi đầu tư nói riêng cũng đã có sự thay đổi. Luật Đầu tư năm 2014 ra đời thay thế cho Luật Đầu tư năm 2005. Sau đó, Luật này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết mà Việt Nam ký kết. Đồng thời, Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về các biện pháp ưu đãi đầu tư như Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định 57/2018/NĐ-CP Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14,... Những biện pháp ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực cụ thể sẽ là động lực khuyến khích thúc đẩy sự bỏ vốn đầu tư của các nhà đầu tư.