b. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
1.3.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư
Phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư là cách thức mà các qui phạm pháp luật của Luật đầu tư tác động lên các quan hệ đầu tư thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư.
Với đặc thù của hoạt động đầu tư, hiện nay Luật đầu tư sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc: Đây là phương pháp được sử
dụng để điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền về đầu tư với các nhà đầu tư, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư. Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư, liên quan đến các qui định của pháp luật về trình tự, thủ tục đầu tư. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp hành chính, thể hiện sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động đầu tư. Trong mối quan hệ này, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là đối tượng chịu điều chỉnh bởi các hoạt động quản lý nhà
nước, do vậy, phải phục tùng những qui định mang tính mệnh lệnh, bắt buộc. Khi đó, Luật đầu tư được coi như một lĩnh vực của pháp luật cơng trong đó, các chủ thể khơng có địa vị pháp lý bình đẳng, khơng có sự tự do thỏa thuận về nội dung cũng như quan hệ pháp luật đã được pháp luật qui định rõ. Các chủ thể sẽ phải tuân thủ các qui định mang tính mệnh lệnh của pháp luật để thực hiện theo các qui tắc xử sự mà pháp luật đầu tư qui định.
Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng: Phương pháp này được sử
dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các nhà đầu tư với nhau. Với tư cách là các nhà đầu tư, các chủ thể này có địa vị pháp lý bình đẳng, ngang bằng nhau, do vậy, mối quan hệ giữa các chủ thể này sẽ được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận, bình đẳng. Đặc trưng của phương pháp này là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Những cam kết không trái với pháp luật về đầu tư, không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật sẽ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Phương pháp này cũng có thể điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước, thông qua các cơ quan công quyền, với nhà đầu tư. Trong mối quan hệ đó, Nhà nước cũng tham gia với tư cách là nhà đầu tư, cùng với nhà đầu tư thực hiện chung một dự án đầu tư. Chính vì vậy, Nhà nước cũng được đối xử bình đẳng với nhà đầu tư. Khi đó, Nhà nước và nhà đầu tư có thể tự do thỏa thuận giống như giữa các nhà đầu tư với nhau. Mối quan hệ này thường xuất hiện trong các quan hệ đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên nguyên tắc đơi bên cùng có lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể.
Ngoài hai phương pháp điều chỉnh trên, Luật đầu tư còn sử dụng
phương pháp khuyến khích, để phù hợp với những đặc thù của Luật đầu
tư trong việc thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của đất nước. Phương pháp này thể hiện ở các qui định mang tính ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cũng như những qui định về các biện pháp bảo đảm đầu tư. Các qui định này chính là hạt nhân cốt lõi trong việc tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.