- Khái niệm: Tập quán đầu tư quốc tế là những quy tắc xử sự có nội
dung rõ ràng được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên chủ thể, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động đầu tư trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực đầu tư nhất định.
Với cách hiểu này, tập quán đầu tư quốc tế là một bộ phận của tập quán thương mại quốc tế. Tập quán đầu tư quốc tế có thể là tập quán đầu tư được thừa nhận ở một khu vực nào đó trên thế giới (tập quán khu vực) hoặc được thừa nhận rộng rãi ở khắp các châu lục (tập qn tồn cầu). Tập qn đầu tư quốc tế có thể kể đến tập quán bảo đảm quyền sở hữu của nhà đầu tư, khơng quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư. Đây là nguyên tắc được thừa nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tập quán này đã được đa phần các quốc gia trên thế giới luật hóa với mục đích khuyến khích, thúc đẩy đầu tư.
- Trường hợp áp dụng: Tập quán đầu tư quốc tế trở thành luật áp
dụng đối với một quan hệ pháp luật đầu tư quốc tế trong các trường hợp sau:
+ Trong quan hệ đầu tư có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài: Trường hợp này giống như trường hợp áp dụng pháp luật nước ngồi, đã được phân tích ở phần trên.
+ Trong quan hệ có sự tham gia của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi với mức sở hữu vốn nước ngoài nhất định: Trường hợp này cũng giống như trường hợp áp dụng pháp luật nước ngồi đã được phân tích ở phần trên.
+ Tập quán quốc tế về đầu tư được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ đầu tư có yếu tố nước ngoài với tư cách là nguồn hỗ trợ, bổ sung trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có qui định và khơng có điều ước quốc tế điều chỉnh.
- Điều kiện áp dụng: Đối với trường hợp các bên được quyền thỏa
thuận tập quán quốc tế về đầu tư thì tập quán này được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Khi có sự thỏa thuận của các bên chủ thể: Tập quán đầu tư quốc tế sẽ được xem xét áp dụng trong trường hợp các bên chủ thể có thỏa thuận áp dụng tập quán đầu tư quốc tế. Việc cho phép các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế được lựa chọn áp dụng tập quán đầu tư quốc tế là phù hợp với nguyên tắc tự do thỏa thuận trong Luật Thương mại quốc tế. Nguyên tắc này được thừa nhận ở hầu hết các hệ thống Luật Quốc gia trên thế giới. Quy định này của Luật đầu tư cũng phù hợp với qui định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự cho phép các bên được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế trong giao dịch giữa các chủ thể tham gia quan hệ có yếu tố nước ngồi.
+ Khi thỏa thuận lựa chọn tập quán đầu tư quốc tế không trái với qui định của pháp luật Việt Nam: Điều kiện này giống với trường hợp áp dụng pháp luật nước ngồi đã được phân tích ở phần trên.
+ Hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế về đầu tư không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Đây là nguyên tắc được qui định trong Bộ luật Dân sự của Việt Nam.
Đối với trường hợp các bên được quyền thỏa thuận pháp luật điều chỉnh nhưng lại không thỏa thuận, cũng khơng có điều ước quốc tế và khơng có qui định trong các văn bản pháp luật của các quốc gia điều chỉnh, tập quán quốc tế được áp dụng như là một nguồn hỗ trợ, bổ sung để điều chỉnh quan hệ đầu tư.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Đầu tư là gì? Trình bày các đặc trưng cơ bản của đầu tư. 2. Trình bày các đối tượng chủ yếu do Luật đầu tư điều chỉnh. 3. Trình bày về phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư.
4. Nêu các phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư.
5. Nêu các trường hợp pháp luật nước ngoài được coi là nguồn của Luật đầu tư.
6. Kể tên một số điều ước quốc tế về đầu tư và nêu một số nội dung quan trọng trong các điều ước quốc tế về đầu tư.
7. Nêu cách hiểu về nhà đầu tư và trình bày các đặc điểm cơ bản của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. So sánh nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 9. Nêu định nghĩa pháp lý về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhận diện các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi thuộc khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2014.
10. Trình bày các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1
1. Luật Đầu tư năm 2014. 2. Luật Đầu tư năm 2005.
3. Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
4. Luật Đầu tư Indonesia 2007.
5. Luật Khuyến khích đầu tư Lào 2016. 6. Luật Đầu tư Canada 1985.
7. Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công, Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội khóa 13.
8. Bùi Ngọc Cường (2011), Giáo trình Luật Đầu tư, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân.
9. Doãn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Pháp luật về
góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Tư pháp.
10. PGS.TS Tăng Văn Nghĩa (Chủ biên) (2019), Giáo trình Pháp
Chương 2