Xem Điều Đạo luật đầu tư Canada 1985.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 32 - 35)

một cách ngắn gọn hơn và dễ hiểu hơn. Cụ thể, nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức và phân loại nhà đầu tư thành nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Với cách định nghĩa này của Việt Nam, ta cần xem xét một số vấn đề sau:

Thứ nhất, chủ thể tham gia hoạt động đầu tư là cá nhân và tổ chức:

Vì hoạt động đầu tư có thể được coi là một hoạt động thương mại, nên khi tham gia vào hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lợi, chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư cũng cần đáp ứng các điều kiện như chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại. Tức là chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư, hay còn gọi là nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện nhất định để được coi là thương nhân. Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định rằng thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Khi đó, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện được coi là thương nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tham gia vào hoạt động đầu tư không chỉ bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức là thương nhân mà bao gồm các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân. Do đó, các quy định mới trong Luật Đầu tư năm 2014 là hoàn toàn phù hợp, nghĩa rằng cá nhân hay tổ chức đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật thì được tham gia vào hoạt động đầu tư.

Thứ hai, hoạt động đầu tư mang tính chất kinh doanh: Điểm mới

của Luật Đầu tư năm 2014 là đã xác định rõ hoạt động đầu tư kinh doanh là như thế nào và khác biệt với các hoạt động đầu tư khơng nhằm mục đích kinh doanh. So với Luật Đầu tư năm 2005 quy định hoạt động đầu tư theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả mọi lĩnh vực, mọi vấn đề đều có thể đầu tư. Khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 quy định rõ đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ

phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Vậy, bản chất của hoạt động đầu tư mang tính chất kinh doanh nghĩa rằng có việc bỏ vốn của các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động đầu tư dưới các hình thức mà luật cho phép để nhằm mục đích sinh lợi cho các nhà đầu tư. Đây là một điểm phân biệt giữa đầu tư kinh doanh và đầu tư khơng nhằm mục đích kinh doanh.

Thứ ba, việc xác định nhà đầu tư tham gia vào một hoạt động đầu tư tùy thuộc vào từng hình thức đầu tư: Phụ thuộc vào từng hình thức đầu tư mà có cách xác định khác nhau về việc nhà đầu tư tham gia vào hoạt động đầu tư kinh doanh. Ví dụ: Thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư được xác định tham gia vào hoạt động đầu tư khi nhà đầu tư đứng tên nộp hồ sơ đăng ký đầu tư, hoặc nếu góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư chuyển giao vốn góp sang cho tổ chức kinh tế đó. So sánh với khái niệm nhà đầu tư trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thì quy định trong pháp luật Việt Nam có phần hẹp hơn với EVFTA. Trong pháp luật Việt Nam, “nhà đầu tư” phải là chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, nghĩa là đã và đang thực hiện hoạt động đầu tư nhất định (ví dụ ít nhất đã đứng tên nộp hồ sơ đăng ký đầu tư), trong khi đó, “nhà đầu tư” trong EVFTA không chỉ là chủ thể đang hoặc đã thực hiện việc đầu tư mà còn trường hợp “đang hướng tới việc đầu tư”. Nói cách khác, theo EVFTA, một chủ thể dù mới chỉ đang tập hợp vốn để đầu tư cũng đã được coi là nhà đầu tư và có các quyền và nghĩa vụ của một nhà đầu tư”. Tuy nhiên, nhà đầu tư trong EVFTA gắn với khoản đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của EVFTA, trong khi theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư không bị giới hạn ở phạm vi này. Tương tự, Hiệp định CPTPP đưa ra định nghĩa về nhà đầu tư của một Bên là một Bên hoặc cơng dân, doanh nghiệp của Bên đó chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện hoặc đã thực hiện đầu tư tại lãnh thổ của bên khác. Định nghĩa này cũng cho thấy nhà đầu tư không chỉ bao gồm các nhà đầu tư đang thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật, của một Bên mà còn bao gồm các nhà đầu tư dự định thực hiện hoặc đã thực hiện xong hoạt động đầu tư.

(1) Nhà đầu tư trong nước

Nhà đầu tư trong nước là một trong những chủ thể được nhà nước khuyến khích tham gia hoạt động đầu tư. Cách xác định nhà đầu tư trong nước trong pháp luật của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng.

Luật Đầu tư của Indonesia quy định: “(5) Nhà đầu tư trong nước là một cá nhân là công dân Indonesia, doanh nghiệp Indonesia, Nhà nước Cộng hòa Indonesia, hoặc khu vực thực hiện đầu tư vốn trên lãnh thổ của Cộng hịa Indonesia”4. Theo Luật Khuyến khích đầu tư Lào 2016, “Nhà đầu tư trong nước đề cập đến người Lào hoặc người nước ngoài tự nhiên, pháp nhân Lào hoặc nước ngoài đã đăng ký hoạt động kinh doanh theo luật pháp của Lào”5. Đạo Luật Đầu tư Canada 1985 quy định cụ thể và xác định nhà đầu tư trong nước là tổ chức, cá nhân Canada. Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam quy định nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam và tổ chức kinh tế khơng có nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đơng.

Với cách xác định này thì hầu hết các quốc gia đều xác định nhà đầu tư trong nước căn cứ vào hệ thuộc luật quốc tịch của nhà đầu tư đó. Căn cứ trên cơ sở đó, nhà đầu tư trong nước chính là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ quốc gia nơi mình mang quốc tịch. Tại Việt Nam, Việt kiều cũng được coi là nhà đầu tư trong nước. Theo Luật quốc tịch 2008 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch năm 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngồi là cơng dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài6. Nhà đầu tư là các doanh nhân Việt kiều có tiềm lực kinh tế rất lớn đang có xu hướng chuyển nguồn vốn đầu tư về Việt Nam ngày càng cao nhờ các chính sách kêu gọi đầu tư của nhà nước Việt Nam. Cùng với kiều hối, đây là một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế đất

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)