Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoà

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 47 - 48)

Pháp luật nước ngồi có thể trở thành nguồn luật điều chỉnh quan hệ đầu tư trong các trường hợp sau:

- Trong quan hệ đầu tư có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật nước ngoài được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc trong trường hợp có qui phạm pháp luật xung đột dẫn chiếu khi các bên khơng có thỏa thuận. Cụ thể, khi quan hệ đầu tư xuất hiện chủ thể là nhà đầu tư nước ngồi (có thể là giữa các nhà đầu tư với nhau, có thể giữa nhà đầu tư nước ngồi với nhà nước Việt Nam khi nhà nước Việt Nam tham gia với tư cách là một bên của hợp đồng) thì pháp luật Việt Nam cho phép các bên được quyền thỏa thuận pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ giữa họ, căn cứ vào Điều 4 khoản 4 Luật Đầu tư năm 2014. Qui định này phù hợp với qui định của pháp luật dân sự và tư pháp quốc tế nói chung, cho phép các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quyền thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài. Cụ thể, căn cứ các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi qui định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, các bên trong quan hệ hợp đồng được quyền thỏa thuận pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ một số trường hợp nhất định. Trường hợp các bên khơng có sự thỏa thuận hoặc khơng được quyền thỏa thuận thì sẽ căn cứ vào nguyên tắc xác định pháp luật được qui định tại Điều 664 và Điều 683 nêu trên. Dù trong Luật Đầu tư năm 2014 không nêu rõ trường hợp xác định pháp luật khi các bên khơng có sự thỏa thuận, nhưng các quan hệ này thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, bao trùm cả quan hệ về đầu tư. Do vậy, các

quan hệ đầu tư có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài cũng tuân thủ nguyên tắc xác định pháp luật được qui định trong Bộ luật Dân sự 2015.

- Trong quan hệ đầu tư có sự tham gia của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với mức sở hữu vốn nước ngoài nhất định, các bên cũng được quyền thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ giữa họ, căn cứ vào Điều 4 khoản 4 Luật Đầu tư năm 2014. Tuy nhiên, chỉ những quan hệ có sự tham gia của tổ chức kinh tế đạt mức vốn đầu tư nước ngoài nhất định mới được quyền này. Mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế này được xác định theo qui định của khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2014. Đây có thể được coi là điểm đặc thù của pháp luật đầu tư so với qui định của pháp luật dân sự nói chung, khi cho phép thêm một trường hợp các bên được quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Nếu so với qui định của pháp luật dân sự, sự tham gia của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong quan hệ khơng thuộc các trường hợp được xác định là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi theo qui định của khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 vì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, được thành lập theo qui định của pháp luật Việt Nam. Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. khoản 9 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đưa ra định nghĩa doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Do vậy, việc cho phép tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có mức sở hữu vốn nước ngoài nhất định tạo ra sự khác biệt trong qui định của pháp luật đầu tư so với qui định của pháp luật dân sự chung.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)