không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
Khi gia nhập thị trường, có thể thơng qua các hình thức đầu tư khác nhau nhưng mục tiêu mà các như đầu tư ln hướng đến chính là lợi nhuận. Tương tự như thương nhân, các nhà đầu tư luôn nỗ lực cố gắng bằng mọi cách để đạt được mục đích tối đa hố lợi nhuận của mình. Để làm được điều này họ sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, không ngần ngại đầu tư vào các sản phẩm mới, dịch vụ độc đáo có sức hút với người tiêu dùng. Chỉ cần nắm bắt được nhu cầu của thị trường là nhà đầu tư sẽ nhanh nhạy sáng tạo ra các loại hình đầu tư mới để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời đem lại kết quả đầu tư cho thương nhân. Chính vì vậy, mong muốn của nhà đầu tư là được tự chủ trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh nghĩa là họ được tự do lựa chọn từ địa bàn, lĩnh vực đầu tư cho đến hình thức và thủ tục tiến hành hoạt động mang lại lợi nhuận này mà không vấp phải bất kỳ một sự cấm cản nào từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Có như vậy mục đích tối đa hố lợi nhuận của họ mới dễ dàng đạt được.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang hoạt động dưới một chế độ xã hội có Nhà nước. Do đó, Nhà nước với tư cách là đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội có một chức năng rất quan trọng đó là duy trì và bảo vệ các trật tự xã hội nói chung trong đó có trật tư kinh doanh trong q trình đầu tư. Để thực hiện được chức năng này, nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau mà một trong những công cụ quan trọng nhất là pháp luật. Tính hiệu quả của công cụ quản lý này được đánh giá dựa trên mức độ hài hồ hố giữa nhu cầu, mong muốn của nhà đầu tư (đối tượng bị quản lý) và nhu cầu quản lý của Nhà nước (đối tượng quản lý).
Vậy khi thiết kế các quy định của Luật đầu tư với tư cách là công cụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, các cơ quan lập pháp một mặt xác lập trật tự đầu tư bằng các quy định có tính chất hạn chế hoặc cấm nhà đầu tư thực hiện những hành vi nhất định có khả năng xâm hại đến mơi trường đầu tư lành mạnh. Nhưng mặt khác cũng phải ghi nhận ở chừng mực nhất định quyền tự chủ của nhà đầu tư như một cách đáp ứng được nhu cầu, mong muốn chính đáng của nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư tại một quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định. Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng chỉ số hấp dẫn, thu hút đầu tư của môi trường đầu tư trong mỗi quốc gia. Có như vậy, hoạt động đầu tư mới có thể tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ trên thực tế.
Xuất phát từ lý do trên, trong hệ thống pháp luật đầu tư Việt Nam cũng như các quốc gia khác luôn tồn tại các quy định về biện pháp bảo đảm quyền tự chủ trong kinh doanh của các nhà đầu tư như một sự thể hiện rõ rệt nhất thái độ thiện chí, hoan nghênh của Nhà nước đối với các chủ thể, thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh của mình, có khả năng đem lại các lợi ích to lớn cho nền kinh tế và xã hội. Các quy định này có thể tồn tại dưới dạng thừa nhận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp quyền tự do của nhà đầu tư trong quá trình tự do lựa chọn: Địa bàn, lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư cũng như các hạn mức đầu tư cụ thể về tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá... Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành tại Việt Nam, các quy định này tồn tại dưới dạng các cam kết của nhà nước về việc không áp đặt nhà đầu tư phải thực hiện một số yêu cầu như sau:
“- Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
- Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
- Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
- Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước; - Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngồi;
- Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”15
Như vậy, Nhà nước Việt Nam không lựa chọn cách thức ghi nhận một cách trực tiếp các biểu hiện về quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên bằng cách thức gián tiếp cam kết khơng áp đặt ý chí lên hành vi của nhà đầu tư cũng như không đặt ra giới hạn đối với quá trình tự do lựa chọn của nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh của họ, Nhà nước Việt Nam đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình đối với vấn đề cơng nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Thông qua các quy định này, chúng ta đã đạt được hai mục đích, đó là bảo đảm quyền tự chủ của nhà đầu tư và cam kết không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng như hiện nay, điều này thực sự có ý nghĩa trong việc tạo lập sự bình ổn đối với mơi trường đầu tư của Việt Nam. Từ đó góp phần khơng nhỏ tăng thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.