Đối tượng hưởng hỗ trợ đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 104)

Nếu đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư được xác định dựa trên lĩnh vực và địa bàn đầu tư thì biện pháp hỗ trợ đầu tư được áp dụng cho các dự án đầu tư cụ thể có tính chất đặc biệt. Theo điều tra thực nghiệm thực hiện bởi Nhóm cơng tác OECD ở 21 nền kinh tế OECD đã cho các kết luận đáng chú ý về xu hướng chính sách của các Chính phủ: “Xu hướng tập trung hỗ trợ vào các lĩnh vực cụ thể: bên cạnh các chương trình hỗ trợ SME, ngày càng có thêm các biện pháp hỗ trợ hướng tới các doanh nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể. Ví dụ Italia ưu tiên các lĩnh vực công nghệ về hiệu quả năng lượng, Hà Lan tập trung vào vật liệu công nghệ cao, New Zealand chú trọng công nghệ sinh học và các ngành nước này có thế mạnh như du lịch, điện ảnh, giáo dục quốc tế41.

Các chủ thể trên có tính chất khá đặc thù, đây thường là các chủ thể yếu thế trong việc tiếp cận nguồn vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh hay nguồn nhân lực có trình độ cao và đặc biệt các đối tượng được hưởng hỗ trợ chủ yếu là các chủ thể kinh doanh trong nước. Để các chủ thể này có thể đứng vững trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước cần có những chính sách nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trong nước.

Luật Đầu tư năm 2014 quy định về các chủ thể đầu tư được hưởng hỗ trợ đầu tư bao gồm: (i) doanh nghiệp nhỏ và vừa; (ii) doanh nghiệp công nghệ cao; (iii) doanh nghiệp khoa học và công nghệ; (iv) tổ chức khoa học và công nghệ; (v) doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; (vi) doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật; (vii) khu kinh tế đặc biệt (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 1 (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)