Quy định của pháp luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 75 - 79)

quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân

a) Quy định của pháp luật về MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền nhân dân

MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân đợc quy định tại Hiến pháp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND, Luật tổ chức Viện KSND, Pháp lệnh về Thẩm phán và HTND, Luật MTTQ Việt Nam,..MTTQ Việt Nam đóng vai trị xây dựng nên bộ máy chính quyền nhà nớc, giới thiệu những ngời có đủ tiêu chuẩn và điều kiện để nhân dân bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp; phối hợp hoạt động, đóng góp ý kiến, kiến nghị và giám sát hoạt động của Nhà nớc, cơ quan nhà nớc; giám sát cán bộ, công chức, đại biểu dân cử nhằm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tham gia xây dựng pháp luật. Nhà nớc thể chế hoá quyền và trách nhiệm của Mặt trận khi tham gia xây dựng Nhà nớc, tham gia quản lý kinh tế- xã hội. Nhà nớc cùng Mặt trận chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện các phong trào thi đua, chơng trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phịng, an ninh.

- Tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND: Quyền, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam các cấp trong

bầu cử đợc quy định tại Điều 8, Luật MTTQ Việt Nam,; các Điều 10, 12, 17, 46, 82, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu HĐND và các văn bản pháp luật liên quan. Đây là

nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động của MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân.

- Tham gia tuyển chọn Thẩm phán, tuyển chọn Kiểm sát viên, giới thiệu HTND: Điều 10, Luật MTTQ Việt Nam quy định:

“MTTQ Việt Nam có quyền và có trách nhiệm tham gia tố tụng,

tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, giới thiệu ngời đủ tiêu chuẩn để bầu, cử làm Hội thẩm TAND”. Các Điều 10, 26,

27, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND; Điều 7, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện KSND quy định MTTQ Việt Nam tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên các cấp, cùng với các thành viên khác trong Hội đồng, giới thiệu, tuyển chọn ngời có đủ tiêu chuẩn trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm Thẩm phán, Kiểm sát viên; xem xét những trờng hợp vi phạm kỷ luật khơng cịn đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán, Kiểm sát viên trình cấp có thẩm quyền xem xét bãi nhiệm.

Điều 38, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND quy định Uỷ ban MTTQ Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền giới thiệu ngời để HĐND cùng cấp bầu làm Hội thẩm TAND. Hiện nay, pháp luật quy định HTND cấp tỉnh, cấp huyện do HĐND cùng cấp bầu theo giới thiệu của MTTQ Việt Nam. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND địa phơng do HĐND quyết định khi có đề nghị của chánh án TAND sau khi thống nhất với Uỷ ban MTTQ Việt Nam cùng cấp. Uỷ ban Trung ơng MTTQ Việt Nam ban hành Thông tri hớng dẫn Uỷ ban MTTQ Việt Nam các địa phơng tổ chức các hội nghị nhân dân để lấy ý kiến ngời đợc giới thiệu tuyển chọn làm Thẩm phán.

- Đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu dân cử; các chức danh chủ chốt do HĐND cấp xã bầu khơng cịn tín nhiệm khi đợc lấy phiếu tín nhiệm: Theo quy định tại Điều 56, Luật

Tổ chức Quốc hội, Điều 46, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội và HĐND) có thể bị Quốc hội, HĐND hoặc bị cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của ủy ban MTTQ Việt Nam hoặc theo cử tri nơi bầu ra đại biểu đó. Uỷ ban MTTQ Việt Nam có chức năng giám sát, phát hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nớc có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu vi phạm các quy định của pháp luật khơng cịn tín nhiệm với nhân dân; lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND cấp xã bầu theo Pháp lệnh số 34 và Nghị quyết liên tịch số 09.

Theo quy trình lấy phiếu tín nhiệm, Ban Thờng trực ủy ban MTTQ cấp xã khi kết thúc hội nghị lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm kèm theo kiến nghị đến thờng trực Đảng ủy, thờng trực HĐND cùng cấp, UBND, ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp và tổ chức Đảng có thẩm quyền quản lý ngời đợc lấy phiếu tín nhiệm xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Nghị định số 79/2003/NĐ- CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phờng, thị trấn quy định lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND cấp xã bầu và trởng thôn.

Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLTCP-UBTWMTTQVN, ngày 27/4/2008 phần nào hạ thấp vai trò của MTTQ Việt Nam khi xử lý đối với ngời sau khi lấy phiếu tín nhiệm có số phiếu thấp dới 50%. Trớc đây, Mặt trận có quyền đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm ngời có số phiếu thấp (dới 50%) tại HĐND và cấp có thẩm quyền; hiện nay theo Điều 23,

MTTQ Việt Nam chỉ có quyền gửi báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm kèm theo ý kiến. Nhng không xác định rõ ý kiến, kiến nghị đó là gì; quy định này để cho Mặt trận cân nhắc, tỏ thái độ với ngời thu đợc ít phiếu và ngời thu đợc nhiều phiếu. Quy định nh vậy là chung chung, thiếu tính xác định, làm cho Ban Thờng trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam cấp xã khó xử lý.

b) Quy định của pháp luật về MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật

MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật đợc quy định ở các Điều 87, Hiến pháp năm 1992, Điều 2, 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cụ thể là Điều 9, Luật MTTQ Việt Nam. MTTQ Việt Nam đã ban hành một số văn bản có giá trị chính trị pháp lý hớng dẫn hệ thống MTTQ các cấp hoạt động. Xây dựng pháp luật có tính phức tạp riêng, để ban hành một đạo luật trải qua nhiều giai đoạn nh: có ý tởng đề xuất dự án luật, soạn thảo, trình Quốc hội thảo luận thơng qua và cơng bố theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ đợc quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo quy định, Uỷ ban Trung ơng MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Những dự án luật, pháp lệnh có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên; quy định về tổ chức bộ máy Nhà nớc, đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự án luật, pháp lệnh để lấy ý kiến. MTTQ Việt Nam cùng với cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền ban hành nghị quyết, thông t liên tịch hớng dẫn thi hành khi pháp luật

quy định về trách nhiệm của MTTQ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nớc.

Đối với các địa phơng, Uỷ ban MTTQ các cấp phối hợp với HĐND và UBND cùng cấp tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy của chính quyền địa phơng trên các lĩnh vực có liên quan mật thiết đến quyền và nghĩa vụ công dân, đến các tầng lớp xã hội do Uỷ ban MTTQ trực tiếp vận động, hoạt động của bộ máy nhà nớc, liên quan đến tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w