Quy định của pháp luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 79 - 85)

quốc Việt Nam tham gia giám sát

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X đều khẳng định vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân đối với hoạt động của Đảng, Nhà nớc trên nhiều lĩnh vực nh việc hoạch định đờng lối, chủ tr- ơng, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ. Nhà nớc đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền giám sát của MTTQ Việt Nam nh:

Hiến pháp, Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, Chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, Chống lãng phí; Luật Đặc xá; Luật Khiếu nại, Tố cáo; Luật MTTQ Việt Nam; Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phờng, thị trấn; Pháp lệnh về điều tra hình sự; Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tớng Chính phủ về “Quy chế giám sát đầu t của cộng

đồng”; Nghị quyết số 05 ngày 21/4/2006 giữa Chính phủ và

Uỷ ban Trung ơng MTTQ Việt Nam về quy chế “MTTQ Việt Nam

đạo luật, pháp lệnh quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức bộ máy nhà nớc; quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam đều có quy định với các loại hình giám sát.

a) Quy định của pháp luật MTTQ Việt Nam về hoạt động giám sát

MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền “Giám sát

hoạt động của cơ quan nhà nớc, đại biểu dân c và cán bộ, viên chức nhà nớc” [41, tr.23]. Về tính chất, đối tợng và hình thức

giám sát: “hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam là giám sát

mang tính nhân dân, hỗ trợ cho cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nớc” [40, tr.11]. Mục đích của giám sát là:

“nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nớc cộng hoà XHCN

Việt Nam trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân” [40,

tr.11].

- Giám sát đối với hoạt động của tổ chức Đảng: Thực hiện thơng qua góp ý kiến, kiến nghị vào dự thảo các văn kiện của các cấp uỷ đảng và những dự thảo nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ Đảng có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngời dân, đến quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và đề án nhân sự của cấp uỷ Đảng trớc khi trình đại hội Đảng các cấp.

- Giám sát hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội, HĐND: Thực hiện các Điều 6, 8, Luật hoạt động giám sát của

Quốc hội, những năm qua ủy ban Thờng vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tiến hành các Đồn giám sát đều có mời đại diện của ủy ban Trung ơng MTTQ Việt Nam tham gia thành viên. Thờng trực HĐND các địa phơng khi tiến hành giám sát đều có đại diện ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tham gia; đại diện ủy ban MTTQ tham gia đoàn giám sát phát hiện và kiến

nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý những vi phạm pháp luật.

Hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam cịn đợc thực hiện thơng qua các báo cáo tại kỳ họp Quốc hội, HĐND các cấp, các đại biểu cán bộ Mặt trận, các tổ chức thành viên theo dõi xem xét phát biểu, kiến nghị, chất vấn tại kỳ họp.

- Giám sát đối với hệ thống các cơ quan hành chính nhà n- ớc: Thơng qua tập hợp ý kiến, kiến nghị, tâm nguyện vọng các

tầng lớp nhân dân, tiếp dân, xử lý đơn th kiếu nại, tố cáo của cơng dân, khi phát hiện những yếu kém, sai sót, thậm chí thiếu trách nhiệm trong quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ, gây phiền hà và thiệt hai cho dân, MTTQ Việt Nam kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết và giám sát việc giải quyết.

- Giám sát đối với đại biểu dân cử: Giám sát thông qua tổ

chức các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu dân cử với cử tri để MTTQ Việt Nam tập hợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri khi nhận xét, đánh giá đối với việc thực hiện các trách nhiệm, nhiệm vụ của đại biểu theo quy định của pháp luật. Mặt trận kiến nghị với các cơ quan Đảng, Nhà nớc góp ý kiến với đại biểu, với Quốc hội và HĐND các cấp xem xét giải quyết các nội dung và trả lời cho cử tri biết. Đối với đại biểu vi phạm pháp luật, khơng cịn tín nhiệm với nhân dân ủy ban MTTQ có văn bản đề nghị Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội, HĐND xem xét quyết định miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp giữa cơng tác giữa Uỷ ban MTTQ với Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, UBND đợc ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

giám sát của MTTQ Việt Nam và việc giám sát của đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.

- Giám sát cán bộ, công chức và đảng viên: Hoạt động giám

sát tập trung ở cơ sơ quy định trong Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định về hoạt động giám sát của Ban TTND ở xã, phờng thị trấn theo Luật Thanh tra và Quy chế Mặt trận giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân c ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 05/NQLN-CP-UBTWMTTQ VN của Chính phủ và Uỷ ban Trung ơng MTTQ Việt Nam.

- Giám sát hoạt động xây dựng pháp luật: Quyền giám sát

hoạt động xây dựng pháp luật của MTTQ Việt Nam thể hiện ở quyền giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đợc quy định tại Điều 9, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND. Giám sát trong lĩnh vực này bao hàm từ việc góp ý kiến, tham gia các ban soạn thảo đến việc xem xét kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết.

- Giám sát hoạt động t pháp: Giám sát trong lĩnh vực hoạt

động t pháp là quá trình thực hiện pháp luật về tố tụng hình sự, dân sự: “MTTQ có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng

hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự góp phần đấu tranh phịng ngừa tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân”[46, tr.22]. Trong các giai đoạn của tố

tụng, MTTQ và các tổ chức thành niên phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32, Bộ luật Tố tụng hình sự. Các cơ quan phải xem xét, giải quyết, trả lời cho Mặt trận và các tổ chức thành viên đã kiến nghị biết. MTTQ Việt Nam giám sát thông qua việc theo dõi và vận động HTND giám sát hoạt động xét xử của TAND.

- Giám sát việc giải quyết đơn th khiếu nại, tố cáo:MTTQ

Việt Nam giám sát thông tiếp dân, tham gia giải quyết đơn th khiếu nại, tố cáo của công dân và những trờng hợp vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Giám sát việc thực thi chính sách pháp luật: MTTQ Việt

Nam giám sát việc thì hành chính sách, pháp luật chủ yếu thông qua các hoạt động thực tiễn của Mặt trận trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông qua các cuộc vận động MTTQ đã phát hiện những chính sách, pháp luật có đợc thực thi khơng, pháp luật có phù hợp với thực tiễn khơng. Trên cơ sở đó, MTTQ đề nghị với Nhà nớc xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội.

b) Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Ban TTND ở cấp xã

Luật MTTQ Việt Nam, Luật Thanh tra quy định Ban TTND đợc thành lập ở các xã, phờng, thị trấn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát: thực hiện chính sách pháp luật, việc giải quyết khiếu nại tố cáo và việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở xã, phờng, thị trấn. TTND các địa phơng đã phân cơng các uỷ viên phụ trách từng địa bàn, đặt hịm th để nhân dân phản ánh ý kiến, kiến nghị với chính quyền và các ngành chức năng. TTND đóng vai trị hỗ trợ, tạo điều kiện để Thanh tra nhà nớc kiểm tra các vụ việc ở cơ sở.

- Giám sát thực hiện chính sách pháp luật ở cơ sở: trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội song, Ban TTND mới tập trung giám sát thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân nh: giám sát thực hiện cơng

tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lao động cơng ích; hoạt động của đại biểu dân cử; thu chi, quản lý các loại quỹ do nhân dân đóng góp; thực hiện chính sách pháp luật với ngời có cơng; quản lý đất đai; trật tự đơ thị; các cơng trình xây dựng, các chính sách kinh tế- xã hội.

- Giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của UBND xã, ph- ờng, thị trấn: trớc tình hình khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển kinh tế, q trình đơ thị hóa và hình thành các khu công nghiệp, việc tranh chấp, đền bù đất đai, ô nhiễm môi trờng, việc điều hành và quản lý ở địa phơng,… Ban TTND thực hiện quyền giám sát, góp phần cần nâng cao trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân của chính quyền cơ sở.

- Giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phờng, thị trấn: Năm 1998, Nhà nớc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở, hoạt động của TTND có nhiều thuận lợi, phát huy đợc vai trị giám sát, phát hiện, kiến nghị, qua đó vai trị đại diện quyền dân chủ của nhân dân đợc thể hiện rõ hơn. Ban TTND căn cứ Quy chế dân chủ ở cơ sở giám sát và động viên nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND, quyết định UBND, hoạt động của đại biểu HĐND và cán bộ xã; giám sát việc thu chi các loại quỹ và lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân; việc thực hiện chế độ, chính sách u đãi, giúp đỡ thơng bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có cơng; giám sát việc bầu tr- ởng thơn, tổ trởng dân phố,….Thơng qua giám sát, Ban TTND giúp chính quyền khắc phục những thiếu sót trong quản lý, chấn chỉnh những tiêu cực của cán bộ, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh.

- Ban TTND, Ban giám sát đầu t của cộng đồng giám sát việc chấp hành các quy định của chủ đầu t, của pháp luật; theo dõi, phát hiện các tác động tiêu cực của dự án đến môi tr- ờng sinh thái, những xâm hại đến lợi ích cơng cộng, hiệu quả của dự án, những vấn đề sai phạm khi thực hiện dự án, nhất là về thu hồi, giải phòng mặt bằng, đền bù, tái định c,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w