Khái niệm, sự cần thiết của kiểm soát chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình môn chiến lược kinh doanh (Trang 105 - 108)

CHƯƠNG 7 KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

7.1. Khái niệm, sự cần thiết của kiểm soát chiến lược kinh doanh

Kiểm sốt là một khái niệm có lẽ ai cũng biết, tuy nhiên trong q trình quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị chiến lược nói riêng thì quản trị thực sự có nghĩa là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Và để thực hiện các hoạt động kiểm sốt, địi hỏi nhà quản trị chiến lược cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? Trong phần này, chúng ta sẽ đi trả lời cho các câu hỏi này.

7.1.1. Khái niệm

Kiểm soát chiến lược kinh doanh là một nội dung quan trọng trong q trình quản trị chiến lược. Kiểm sốt chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị nói chung và các nhà quản trị chiến lược nói riêng thực hiện được các cơng việc sau:

- Đánh giá được tính phù hợp và đúng đắn của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

- Xác định được chiến lược kinh doanh có đi theo kế hoạch đã định hay không - Xác định được những nguyên nhân, những vấn đề ảnh có hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện chiến lược và kết quả thực hiện của chiến lược kinh doanh từ đó đưa ra được những biện pháp điều chỉnh kịp thời, hợp lý giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất.

Theo quan điểm của tác giả, kiểm sốt chiến lược kinh doanh có thể được hiểu là quá trình kiểm tra, đánh giá tổng thể chiến lược kinh doanh, kịp thời phát hiện

từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp nhằm đảm bảo chiến lược kinh doanh được thực thi đến cùng và tạo ra sự thành công thực sự cho doanh nghiệp.

Kiểm soát là một chức năng quan trọng và khơng thể thiếu trong hoạt động quản trị nói chung và trong q trình quản trị chiến lược nói riêng. Tuy nhiên khơng phải ai cũng có cái nhìn chính xác về chức năng này. Tại sao chúng ta có thể nói như vậy? Bởi lẽ, trong một số mơ hình nghiên cứu, nhiều tác giả đã cho rằng kiểm soát chiến lược kinh doanh là giai đoạn cuối cùng trong quản trị chiến lược. Nhưng trên lý thuyết và trong thực tiễn, chúng ta đều thấy rằng, việc phân định ranh giới giữa các giai đoạn của quản trị chiến lược kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối. Kiểm sốt với tư cách là một chức năng của quản trị hồn tồn khơng tách rời mà luôn luôn gắn liền, theo sát với các chức năng quản trị khác. Chính điều này địi hỏi kiểm sốt phải được thực hiện một cách thường xuyên liên tục.

Chúng ta cần phân biệt kiểm sốt với kiểm tra. Kiểm sốt là một q trình liên tục bao gồm: kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh.

Kiểm sốt là q trình kiểm tra, đánh giá tổng thể chiến lược kinh doanh, vậy kiểm tra, đánh giá tổng thể chiến lược kinh doanh là như thế nào? Kiểm tra đánh giá tổng thể chiến lược kinh doanh địi hỏi các nhà quản trị khơng chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu của chiến lược kinh doanh, quá trình thực thi chiến lược kinh doanh mà cịn phải có tác nghiệp kiểm tra, đánh giá cả q trình hình thành chiến lược kinh doanh hay chiến lược kinh doanh đã hoạch định trong điều kiện thực tế về nguồn lực và môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

Kiểm soát chiến lược tất yếu phải bao gồm việc đưa ra những biện pháp điều chỉnh cần thiết và kiểm soát việc thực hiện những điều chỉnh cần thiết đó, nhằm đảm bảo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện đến cùng và đạt được kết quả tốt đẹp. Kiểm soát chiến lược liên quan đến hai hoạt động cơ bản, thường trực trong quản trị nói chung và quản trị chiến lược kinh doanh nói riêng đó là: nhận thức và phản ứng.

Suy cho cùng, mục tiêu của hoạt động kiểm soát chiến lược kinh doanh là nhằm trả lời tốt ba câu hỏi:

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có đúng đắn hay khơng? (Chiến lược kinh doanh đã hoạch định, các phương án, chiến thuật kinh doanh có phù hợp với hồn cảnh mơi trường hay khơng?).

- Chiến lược kinh có cịn phù hợp và việc triển khai chiến lược kinh doanh có diễn ra đúng như nó cần phải diễn ra hay không?

7.1.2. Sự cần thiết của kiểm soát chiến lược kinh doanh

Kiểm sốt là hoạt động khơng thể thiếu trong tiến trình xác lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng, đồng thời cũng là một trong bốn chức năng của hoạt động quản trị nói chung: Hoạch định - Tổ chức - Lãnh đạo - Kiểm sốt. Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của một chiến lược kinh doanh.

Qua thực tiễn, các nhà quản trị đã rút ra được bài học kinh nghiệm rằng “Quản

lý mà khơng có kiểm sốt là quản lý sng, quản lý mà khơng có kiểm sốt dễ dẫn đến sự lệch lạc trong mục tiêu, rủi ro trong kết quả, quản lý mà khơng có kiểm sốt thì khơng được gọi là quản lý”.

Kiểm soát chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị:

- Có thơng tin về tiến trình thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp - Có thơng tin cập nhật về tình hình hiện tại và khả năng thực hiện mục tiêu - Nhận thức, phát hiện được những sai lệch, mức độ của những sai lệch trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như những yếu tố tác động khi mơi trường thay đổi để có những phản ứng linh hoạt.

- Xác định được nguyên nhân của những sai lệch, thiếu sót trong q trình hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh.

- Dự kiến và áp dụng các biện pháp điều chỉnh hợp lý, và kịp thời giúp cho chiến lược kinh doanh đật kết quả như mong muốn.

7.1.3. Yêu cầu của kiểm soát chiến lược kinh doanh

Để đảm bảo hoạt động kiểm soát chiến lược kinh doanh được thực hiện đúng cách, đúng hướng và tạo ra hiệu quả cho các nhà quản trị trong q trình thực hiện thì nó phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất: Phải phù hợp với đối tượng kiểm tra

Rõ ràng hoạt động kiểm sốt chỉ có thể đạt được các mục tiêu đặt ra khi nó phù hợp với đối tượng đánh giá. Vì thế, việc xác định nội dung, tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chủ thể và đối tượng đánh giá. Chúng ta nhận thấy rằng, các doanh nghiệp khi hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có nguồn lực, quy mơ khác nhau thì chịu ảnh hưởng tác động từ mơi trường cũng hồn toàn khác nhau do vậy nội dung, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá là khác nhau và phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động, tiềm lực của doanh nghiệp, phù hợp với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Mặt khác, kiểm soát chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc kiểm sốt nhiều giai đoạn khác nhau như giai đoạn hình thành chiến lược kinh doanh, giai đoạn tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra. Trong mỗi giai

đoạn thì đối tượng đánh giá là khác nhau theo đó nội dung, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cũng phải khác nhau.

Thứ hai: Phải đảm bảo tính linh hoạt

Trong điều kiện mơi trường kinh doanh thường xun biến động, tính linh hoạt là điều kiện để đảm bào hiệu quả và kết quả của công tác kiểm tra, đánh giá. Để đảm bảo tính linh hoạt, doanh nghiệp cần áp dụng đồng thời hai hình thức kiểm tra đó là kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường. Trong đó kiểm tra định kỳ là việc kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra bất thường là việc kiểm tra đột xuất khi có những thay đổi lớn, quan trọng.

Thứ ba: Phải đảm bảo tính dự phịng (tính lường trước)

Đảm bảo tính lường trước của kiểm sốt chính là việc hướng những việc kiểm tra, đánh giá vào tương lai, vào kỳ hoạt động tiếp theo. Đây là hoạt động kiểm sốt mang tính dự báo, giúp cho doanh nghiệp chủ động trong quá trình hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại, những sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

Thứ tư: Phải tập trung vào những điểm thiết yếu

Tập trung vào những điểm thiết yếu có nghĩa là tập trung mọi nỗ lực vào kiểm tra những vấn đề quan trọng nhất, tác động mạnh nhất đến kết quả của chiến lược kinh doanh, qua đó giảm thiểu được khối lượng của cơng việc kiểm sốt để tập trung thời gian, nguồn lực vào giải quyết những vấn đề cốt lõi, quan trọng mang lại hiệu quả cao cho hoạt động chung của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn chiến lược kinh doanh (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w