Xây dựng chính sách và biện pháp thực hiện chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình môn chiến lược kinh doanh (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG 6 : TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

6.2. Xây dựng chính sách và biện pháp thực hiện chiến lược kinh doanh

Mục tiêu chiến lược là không thể thiếu. Tuy nhiên, nó chỉ có thể đạt đến thơng qua các mục tiêu cụ thể tương ứng với từng giai đoạn của một q trình. Do đó, doanh nghiệp cần thiết lập những cơng cụ cụ thể và chúng phải được phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Đó chính là điều kiện tiên quyết của việc tổ chức thực hiện chiến lược một cách khoa học.

6.2.1. Hệ thống chính sách thực hiện chiến lược kinh doanh

Chính sách là phương tiện để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đặt ra. Các chính sách bao gồm những văn bản hướng dẫn, các quy tắc và thủ tục được thiết lặp để hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Các chính sách là những chỉ dẫn cho việc đề ra các qui định trong những lĩnh vực hoạt động thường lặp lại nhiều hoặc diễn ra có tính chu kỳ trong q trình thực hịên chiến lược. Các chính sách thường được ra trong lĩnh vực quản trị là: marketing, tài chính, sản xuất, nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp… Các chính sách có thể được xây dựng ở cấp cao và áp dụng cho tồn doanh nghiệp, chính sách được áp dụng cho các bộ phận và phòng ban chức năng cụ thể. Chính sách cũng như các mục tiêu hàng năm đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chiến lược vì chúng bao quát trong những mong đợi kỳ vọng của nhân viên và quản trị viên của toàn doanh nghiệp. Các chính sách cho phép sự tác động đồng bộ trong tồn doanh nghiệp và giữa các phịng ban và nội bộ các phân xưởng sản xuất. Nó đảm bảo cho sự giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong doanh nghiệp một cách nhất quán trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược.

6.2.1.1. Chính sách về marketing

Chính sách marketing cần đảm bảo được thiết lập, bổ trợ cho việc thực hiện các chiến lược kinh doanh chung, đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp cận được đúng đối tượng khác hàng mục tiêu, phát hiện ra những kỳ vọng tiềm ẩn của khách hàng như chúng ta đã đề cập ở trên. Cụ thể hóa thành các biện pháp tác động, kích thích hành vi mua hàng một cách hiệu quả nhất như việc xác định phân đoạn thị trường, chính sách giá, chính sách phân phối và các chính sách xúc tiến hỗn hợp, giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả nhất.

6.2.1.2. Chính sách nhân sự

Nguồn nhân lực luôn là một nguồn lực cốt lõi của doanh nghiệp. Nói cách khác, con người ln là chủ thể của mọi hành động, là nhân tố quyết định sự thành bại của

việc thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc nghiên cứu thị trường, đến thiết kế sản phẩm, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, … con người ln là yếu tố quyết định. Do đó, việc thiết lập các chính sách nhân sự phù hợp, nghĩa là thiết lập các chính sách thu hút, đào tạo và phát triển, đánh giá, đãi ngộ nhân lực cũng như tạo động lực cho người lao động là không thể thiếu, giúp tăng năng suất lao động. Từ việc kết hợp sức mạnh của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp hình thành lên một nền tảng tri thức chung. Nền tảng tri thức hội tụ, kết hợp, tích hợp của cả tập thể lao động này sẽ hình thành cho doanh nghiệp một nguồn lực chiến lược. Đó là năng lực làm việc của cả doanh nghiệp. Năng lực này đặc biệt quan trọng bởi nó giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, bởi nó khó có thể học hỏi được bởi các đối thủ cạnh tranh.

6.2.1.3. Chính sách tài chính

Để thực hiện bất kỳ một dự án kinh doanh nào, doanh nghiệp đều cần thiết phải quản lý việc sử dụng vốn và thiết lập một cơ cấu nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, nghĩa là quản lý vốn sao cho tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Cũng vậy, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho cả quá trình thực hiện chiến lược sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp luôn đáp ứng được nhu cầu về vốn, tránh phát sinh những chi phí khơng cần thiết cũng như khai thác được các cơ hội đầu tư khác. Do vậy, doanh nghiệp phải có các chính sách tài chính hợp lý.

6.2.1.4. Chính sách cơng nghệ

Những chiến lược phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường và đa dạng hố… địi hỏi những đóng góp đáng kể của bộ phận nghiên cứu và triển khai. Các chính sách về cơng nghệ có tính chất kích thích những nỗ lực thực hiện chiến lược cải tạo và đổi mới sản phẩm, cải tiến và đổi mới qui trình cơng nghệ… Các chính sách này tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng nhiều cơ hội trên thị trường.

6.2.1.5. Chính sách đầu tư cho hệ thống thông tin quản trị

Việc nhận ra tầm quan trọng của vấn đề thiết lập một hệ thống thông tin hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp sẽ khơng cịn là sự lựa chọn trong tương lai, mà nó là một địi hỏi đối với các doanh nghiệp hiện nay. Quá trình quản trị chiến lược được thực hiện dễ dàng hơn trong những doanh nghiệp có hệ thống thơng tin hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đang tập trung những nỗ lực để đầu tư, hồn thiện hệ thống thơng tin quản trị cho mình. Những chính sách như chính sách đầu tư cho mạng lưới thơng tin nội bộ doanh nghiệp, chính sách đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ quản trị viên,… sẽ cho phép thúc đẩy phát triển hệ thống thơng tin kích thích việc thực hiện chiến lược ở nhiều doanh nghiệp.

6.2.2. Biện pháp thực hiện chiến lược kinh doanh

Triển khai thực hiện chiến lược là nhiệm vụ khơng phải lúc nào cũng dễ dàng. Q trình triển khai thực hiện chiến lược là những nỗ lực phối hợp tối ưu giữa ba yếu tố gồm yếu tố kỹ thuật, yếu tố tác nghiệp và yếu tố sản xuất gọi tắt là TOP (Technical Operations Productobjectives). Các mục tiêu của TOP đều địi hỏi các nhà quản trị chiến lược phải tìm cách giảm các chi phí đầu vào và tăng giá trị các đầu ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh tiến hàng thực thi chiến lược cho phù hợp với thực tế môi trường kinh doanh.

Lawrence Herbeniak và William Joyce cho rằng có 4 phương pháp khác nhau để can thiệp vào quá trình thực hiện chiến lược. Mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào phạm vi của vấn đề mà doanh nghiệp phải đối phó, thời gian cần thiết để giải quyết vấn đề.

6.2.2.1. Phương pháp can thiệp theo trình tự trước sau

Phương pháp can thiệp theo trình tự trước sau là phương pháp can thiệp vào nhiều lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp theo kế hoạch đã xác định trước. Quản trị viên nhận thức và duy trì các mối quan hệ hữu cơ giữa những lĩnh vực hoạt động ngay cả khi phân chia vấn đề và tuần tự giải quyết nó từng phần theo một tiến trình hợp lý. Sau thời gian họ có thể thực hiện một loạt các thay đổi cần thiết theo đúng phương pháp đã chọn.

6.2.2.2. Phương pháp can thiệp phức hợp

Khi thời gian bị hạn chế, quản trị hoạt động, dàn xếp và phối hợp một loạt những quyết định có tương quan với nhau thường phải cần một lực lượng cộng tác với cơ chế thích hợp để gắn bó các thành phần hoặc bộ phận mơi trường bên ngoài.

6.2.2.3. Phương pháp can thiệp theo diễn biến của hoạt động

Áp dụng khi các vấn đề của doanh nghiệp thực hiện có phạm vi nhỏ hẹp và khơng bức bách lắm. Tác động can thiệp theo diễn biến gồm những quyết định thông

Thời gian thực hiện

Dài hạn Ngắn hạn Phạm vi của vấn đề chiến lược Lớn Nhỏ

Can thiệp theo trình tự trước sau

Can thiệp theo diễn biến của hoạt động

Can thiệp phức

Can thiệp bằng biện pháp quản lý

thường chủ yếu liên quan đến các vấn đề nhân sự nhằm giải quyết nhanh vấn đề hoặc cải thiện thành tích hoạt động. Phương pháp này khơng có tác dụng chuyển đổi đáng kể trong chiến lược doanh nghiệp hoặc trong thủ tục điều hành cơ bản. Do đó, nó khơng bao hàm ý nghĩa thay đổi mang tính chiến lược.

6.2.2.4. Phương pháp can thiệp bằng các biện pháp quản lý

Tập trung xem xét và giải quyết một điểm rắc rối hay trục trặc nào đó đang xảy ra thay vì phải cùng lúc để ý đến nhiều việc khác nhau trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn chiến lược kinh doanh (Trang 97 - 100)