Những điều kiện cần thiết để kiểm soát hiệu quả chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình môn chiến lược kinh doanh (Trang 113 - 116)

CHƯƠNG 7 KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

7.3. Những điều kiện cần thiết để kiểm soát hiệu quả chiến lược kinh doanh

7.3.1. Đảm bảo về thông tin

Như chúng ta đã biết “mọi quản trị suy cho cùng là quản trị thông tin”, thông tin vừa là đối lượng, vừa là công cụ trong quản trị nói chung và quản trị chiến lược kinh doanh nói riêng. Việc có được đầy đủ, chính xác, kịp thời những thơng tin có liên quan đến q trình thực thi chiến lược kinh doanh nói riêng và q trình hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp nói chung có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công, đúng đắn của các quyết định quản trị. Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thì thơng tin lại càng trở lên quan trọng, việc nắm bắt được những thơng tin quan trọng, chính xác, kịp thời trong nhiều trường hợp lại quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.

Chính vì lẽ đó, việc xây dựng lên một hệ thống đảm bảo thơng tin trong q trình hoạt động của các doanh nghiệp trở thành một đòi hỏi tất yếu. Chức năng cơ bản của một hệ thống đảm bảo thơng tin là: Thu thập, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin. Nhờ chức năng này các nhà quản trị, hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ có những cơ sở, căn cứ khoa học, logic để xây dựng lên một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với nguồn lực và mơi trường kinh doanh bên ngồi, tổ chức thực hiện và đánh giá tổng thể chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.

7.3.2. Sử dụng kết quả đánh giá của hoạt động kiểm toán

Các nhà quản trị chiến lược kinh doanh cần đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các số liệu do bộ phận kế tốn, tài chính cung cấp để kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh cũng như tình hình quản trị chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên để đảm bảo tính xác thực của hệ thống thông tin do bộ phận kế tốn tài chính cung cấp, các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển thường sử dụng kiểm tốn như một cơng cụ kiểm tra và cung cấp thông tin đánh giá chiến lược kinh doanh một cách đắc lực. Kiểm toán “là một q trình có hệ thống trong việc thu nhận và đánh giá những bằng chứng, sự kiện một cách có mục đích. Những bằng chứng này có liên quan dến việc khẳng định về hoạt động kinh tế và các sự kiện để xác định mức độ quan hệ giữa những khẳng định đó với những tiêu chuẩn đã được đề ra, và những bằng chứng này thông báo các kết quả đến những người có nhu cầu sử dụng”

7.3.3. Điều kiện về con người

Trong quản trị chiến lược kinh doanh nói chung và trong kiểm sốt chiến lược kinh doanh nói riêng, tất cả các hoạt động suy cho cùng đều được thực hiện và có sự tham gia bởi con người. Chính vì vậy yếu tố con người là cội nguồn, gốc rễ quyết định sự thành cơng của hoạt động kiểm sốt.

Để yếu tố con người góp phần tích cực vào hoạt động kiểm sốt chiến lược kinh doanh thì những chủ thể, những nhà quản trị tham gia vào việc thực hiện cơng tác kiểm sốt khơng những địi hỏi họ phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp: cơng bằng, khách quan, cơng tâm trong q trình kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh mà cịn địi hỏi họ phải có đầy đủ ba kỹ năng nghề nghiệp đó là:

Thứ nhất: Kỹ năng kỹ thuật. Kỹ năng này đòi hỏi các chủ thể tham gia vào thực

kinh nghiệm về nghiệp vụ kiểm sốt nói chung và kiểm sốt chiến lược kinh doanh nói riêng.

Thứ hai: Kỹ năng nhân sự. Kỹ năng này đòi hỏi các chủ thể tham gia vào thực

hiện cơng tác kiểm sốt phải có khả năng điều tiết, giải quyết tốt mối quan hệ giữa người với người trong quá trình làm việc. Kỹ năng này thể hiện ở một số khía cạnh như: làm việc theo nhóm, kỹ năng liên kết, hợp tác làm việc giữa các bộ phận, kỹ năng truyền thông...

Thứ ba: Kỹ năng tư duy. Kỹ năng này phản ánh tầm nhìn dài hạn của chủ thể

thực hiện để lường trước các sự cố, vấn đề phát sinh trong q trình kiểm sốt chiến lược kinh doanh nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó kỹ năng này cũng địi hỏi chủ thể thực hiện phải có tư duy linh hoạt, nhanh nhạy, đúng đắn để xử lý chính xác những tình huống nảy sinh trong q trình kiểm sốt chiến lược kinh doanh để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời để khắc phục những sự cố, sai lỗi và tận dụng thời cơ để phát triển.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Kiểm sốt chiến lược kinh doanh là gì?

2. Tại sao cần phải thực hiện việc kiểm soát chiến lược?

3. Các yêu cầu cần thiết để thực hiện việc kiểm soát chiến lược. 4. Các nội dung chủ yếu của hoạt động kiểm soát chiến lược.

5. Quy trình thực hiện kiểm sốt chiến lược là gì? Ý nghĩa của từng cơng đoạn? 6. Có những tiêu chuẩn kiểm sốt nào?

7. Nhưng nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự sai lệch giữa kết quả thực hiện với những tiêu chuẩn đặt ra?

8. Khi nào cần phải ra quyết định điều chỉnh chiến lược kinh doanh?

9. Để thực hiện kiểm soát chiến lược một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?

10. Tại sao nói yếu tố con người là cội nguồn, gốc rễ quyết định sự thành công của hoạt động kiểm soát chiến lược kinh doanh?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng việt:

1. Cao Thị Thanh và Bùi Thị Phương Hoa (2012), Quản trị marketing, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

2. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Ngô Kim Thanh (2011), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão (2005), Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Phan Thị Ngọc Thuận (2006), Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

6. Porter, M.E.(1998), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ và DTbooks.

7. Porter, M.E.(1998), Lợi thế cạnh tranh: Tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh, Nhà xuất bản Trẻ và DTbooks.

Tài liệu tham khảo tiếng anh:

1. Dave Ketchen, Jeremy Short, Mastering strategic Management, truy cập tại

http://catalog.flatworldknowledge.com/bookhub/reader.

2. Mata, F.J.; Fuerst, W. L. và Barney, J.B.(1995), “Information Technology and Sustained Competitive Advantage : A Resource-Based Analysis”, MIS Quarterly, 19, 4, trang 487-505.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn chiến lược kinh doanh (Trang 113 - 116)