Tính nhất quán và phù hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình môn chiến lược kinh doanh (Trang 61 - 63)

Chiến lược kinh doanh sản phẩm tập trung vào các chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh và để làm rõ việc làm thế nào để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường cho một sản phẩm. Ở cấp độ của một doanh nghiệp, chiến lược chủ yếu tập trung vào việc quyết định là sẽ kinh doanh và cạnh tranh trên những thị trường nào, trong những ngành nào. Như vậy có thể thấy rõ ràng là giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược doanh nghiệp phải nhất quán và có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Thực ra không phải lúc nào ranh giới giữa hai cấp độ chiến lược này cũng có thể xác định một cách rõ ràng mà chúng có những mặt những vấn đề đan xen nhau. Và chiến lược kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược. Các chiến lược kinh doanh kết hợp lại tạo nên một chiến lược tổng thể và chiến lược chung tổng thể là sự kết hợp đồng vận, hiệp lực tạo nên sức mạnh cho chiến lược chung của toàn doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa hai loại chiến lược này thể hiện ngay trong quá trình lập kế hoạch chiến lược. Mặc dù các doanh nghiệp có thể xây dựng từng chiến lược đó trong một thời kỳ chiến lược nhưng giữa hai chiến lược này ngày càng phụ thuộc vào nhau. Chiến lược doanh nghiệp là để xây dựng tập hợp các sản phẩm, thị trường và ngành kinh doanh còn chiến lược kinh doanh làm cho từng lĩnh vực kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Mối quan hệ giữa khách hàng với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Tại sao mối quan hệ này quan trọng?

2. Thế nào là chiến lược khác biệt hoá sản phẩm? Phân tích ưu nhược điểm của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.

lược dẫn đầu chi phí thấp.

4. Thế nào là chiến lược tăng trưởng tập trung? Ưu nhược điểm của chiến lược tăng trưởng tập trung là gì?

5. Tại sao hiện nay các doanh nghiệp lại thường lựa chọn chiến lược kết hợp giữa chi phí thấp và khác biệt hoá sản phẩm?

6. Trong giai đoạn ngành tăng trưởng các doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh thường lựa chọn chiến lược nào?

7. Trong giai đoạn ngành trưởng thành (bão hoà) các doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh thường lựa chọn chiến lược nào?

8. Tại sao các doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh khác nhau lại có chiến lược cạnh tranh khác nhau?

9. Tại sao các doanh nghiệp theo sau lại thường theo đuổi chiến lược mô phỏng? Việc theo đuổi chiến lược này có điểm lợi gì và bất lợi gì?

10. Tại sao các doanh nghiệp thách thức lại thích theo đuổi chiến lược tấn công trực diện? Việc theo đuổi chiến lược này có điểm lợi gì và bất lợi gì?

CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Để phân tích và lựa chọn được một chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp ở mỗi một giai đoạn đòi hỏi các nhà quản trị phải vận dụng các công cụ để phân tích được tình thế hiện tại của doan nghiệp cũng như ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp. Chương này sẽ tập trung làm rõ các công cụ phân tích chiến lược và các bước lựa chọn chiến lược.

Chương phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh sẽ giúp người học có thể xác định được các công cụ phân tích chiến lược; xác định được căn cứ lựa chọn chiến lược và nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược; xác định được quy trình lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu Giáo trình môn chiến lược kinh doanh (Trang 61 - 63)

w