Đánh giá của CBCC về phân tích cơng việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 60 - 64)

Đơn vị tính: số phiếu,% Mức độ Chỉ tiêu Mức độ đồng tình với các yếu tố 1 2 3 4 5 Tổng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội có bản mơ tả cơng việc rõ ràng, chi tiết về các trách nhiệm, nhiệm vụ cần phải thực hiện cho từng chức danh công việc

20 35 10 8 7 80

25% 44% 13% 10% 9% 100%

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội có đưa ra các yêu cầu đối với người thực hiện rõ ràng, đầy đủ.

19 30 18 7 6 80

24% 38% 23% 9% 8% 100% Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà

Nội có tiêu chuẩn thực hiện cơng việc rõ ràng, đầy đủ cho từng chức danh công việc làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện công việc

18 34 22 3 3 80

23% 43% 28% 4% 4% 100%

Theo đánh giá của CBCC thì Cục chưa chú tâm đến việc xây dựng bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc, có đến 69% số lao động được hỏi khơng hải lịng với điều này. Cục chưa chú trọng đến cơng tác phân tích cơng việc, phân cơng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để CBCC hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của mình trong cơng việc; vẫn chưa xây dựng được hệ thống bản mô tả công việc một cách đầy đủ và bài bản. Do đó CBCC hiểu rất mơ hồ về nhiệm vụ của mình trong cơng việc, không nắm bắt đuợc mối quan hệ trong công việc, sự phối kết hợp giữa các cá nhân trong cùng đơn vị hay giữa các đơn vị với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động cá nhân, từ đó chủ động hướng tới thực hiện tốt mục tiêu chung của doanh nghiệp

2.2.3.3. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Cục DTNN khu vực Hà Nội

- Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức vào làm việc tại các cơ quan thuộc Tổng cục Dự trữ được thực hiện thơng qua thi tuyển do bộ Tài chính tổ chức. Từ năm 2009 đến nay, việc thi tuyển cơng chức có đổi mới do thực hiện công khai trong thi tuyển, mọi cơng dân có đủ điều kiện theo quy định đều có quyền tham gia nên đã có nhiều hơn số lượng người dự thi cho một chức danh dự tuyển. Nội dung và hình thức thi tuyển về mặt cơ bản đã đảm bảo tính khách quan, đã được đổi mới theo hướng công khai, công bằng, minh bạch và chấn chỉnh nhiều mặt hoạt động như:

- Tập trung tuyển dụng từ các nguồn là học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng chính quy, có bằng khá, giỏi; tuyển cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ trên đại học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, đơn vị khác. Nhờ đó mà góp phần cải thiện chất lượng NNL do đầu vào có chất lượng.

- Quy định điều kiện tuyển dụng theo tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ và u cầu trình độ chun mơn phù hợp với vị trí cần tuyển dụng là cơ sở để tuyển dụng được nhân lực phù hợp.

- Quy định các hình thức: thi tuyển cơng chức theo nhu cầu thực tế về cơ cấu giới tính, độ tuổi, các vị trí chức danh chun mơn nghiệp vụ trên cơ sở chỉ tiêu lao động được giao

- Quy trình tuyển dụng được tổ chức tuần tự, thông qua chế độ làm việc và kiểm soát bởi tập thể Hội đồng thi tuyển cơng chức, bảo đảm tính khách quan, cơng khai và minh bạch, bảo đảm tuyển dụng chính xác, chất lượng.

Về cơ bản khi được tuyển dụng cán bộ, công chức đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của ngạch tuyển dụng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Công tác quản lý, sử dụng cán bộ công chức đã đi dần vào nề nếp. Việc thi tuyển đã giúp cho chất lượng công chức được nâng lên, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ được coi trọng hơn trước. Phần lớn số trúng tuyển được bố trí, sử dụng phù hợp với trình độ chun mơn được đào tạo nên có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của mình. Các quy định của tỉnh về phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ công chức, viên chức tạo điều kiện cho địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức. Ngồi ra cịn thực hiện chế độ trợ cấp đối với số cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đã thúc đẩy, động viên cán bộ, cơng chức tham gia các khố đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn tuyển dụng vẫn nặng về bằng cấp với những tiêu thức định tính như trình độ học vấn, tin học, ngoại ngữ, sức khoẻ, các tiêu chí khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng ứng xử với nhân dân, tổ chức, đơn vị… tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thành thạo về ngoại ngữ, tin học cịn thấp; một số cán bộ, cơng chức năng lực quản lý, điều hành chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu chủ động, sáng tạo.

Quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực của Cục DTNN khu vực Hà Nội thường gồm các bước sau:

Bươc 1: Tiếp nhận hồ sơ:

Trên cơ sở nhu cầu tuyển dụng, gắn với tiêu chuẩn ở mỗi vị trí tuyển dụng, Cục sẽ tiếp nhận hồ sơ của toàn bộ các ứng viên nộp vào. Đây là bước đầu tiên của quá trình tuyển dụng. Quá trình này là một bước thu thập tồn bộ thơng tin về những ứng viên đang ứng tuyển.

Các ứng viên nộp hồ sơ gồm có sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe và đơn xin việc và các văn bằng chứng chỉ liên quan theo tiêu chuẩn vị trí tuyển dụng...

Qua thống kê, sàng lọc hồ sơ xin việc, Phịng Tổ chức Hành chính sẽ có những cơ sở ban đầu phục vụ công tác tuyển dụng nhân sự, quyết định phân lọc hồ sơ. Căn cứ vào đó sẽ tiến hành bước tiếp theo là mời phỏng vấn.

Bước 3: Phỏng vấn sơ bộ (Áp dụng khi chưa tổ chức được hội đồng thi tuyển)..

Trong điều kiện cho phép, khi hồ sơ xin việc đã được chấp nhận, người xin việc sẽ được gọi đến phỏng vấn. Người phỏng vấn sẽ hỏi các ứng viên một số câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp cả về thành tích, năng khiếu, trình độ chun mơn và tính cách, sở thích, sự hiểu biết xã hội.

Bước 4: Tổ chức thi tuyển công chức, viên chức:

Kỳ thi này thường được tổ chức theo năm, giành cho cả lao động đã hợp đồng và những nhân sự có hồ sơ đăng ký thi tuyển mới đủ tiêu chuẩn và điều kiện, theo thông báo của Hội đồng thi tuyển công chức và hội đồng thi tuyển viên chức.

Tại kỳ thi tuyển này các ứng viên trúng cử sẽ có quyết định trúng cử và được bố trí vào các phịng ban, chi cục trực thuộc Cục làm việc.

2.2.3.4. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Cục DTNN khu vực Hà Nội Hà Nội

Cục xác định mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn này là tập trung hoàn thiện kiến thức theo tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với công chức các ngạch dự trữ quốc gia; cập nhật, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp cụ thể đối với công chức chuyên môn; bổ sung kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Công tác điều hành đối với công chức thuộc quy hoạch các chức danh lãnh đạo; từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ, công chức. Để động viên, khuyến khích cán bộ trong cơ quan chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ chun mơn cũng như trình độ quản lý, Cục đã tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm; hồn thành các khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cơng chức các ngạch DTNN, từ đó thống nhất về hình thức, nội dung, trình tự thủ tục cho công tác đào tạo, cũng như quy định về

trách nhiệm và quyền lợi của người được cử đi đào tạo. Hiện nay, Cục đã triển khai bằng nhiều phương thức, mở lớp bồi dưỡng thường xuyên tại Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ DTNN; cử công chức tham dự các lớp do Bộ Tài chính tổ chức hoặc cử cán bộ, cơng chức tham dự các lớp do cơ sở đào tạo địa phương, quận tổ chức. Tổng số lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng là trên 300 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)