Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực

1.4.1.1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là tấm gương phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển NNL. Chất lượng NNL là sự phản ánh, tích hợp của mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố tạo nên thuộc tính bên trong quy định chất lượng nguồn nhân lực, phản ánh trình độ văn minh của một quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư của một quốc gia. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình nói riêng khơng ngừng tăng lên, con người có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động thông qua vai trị giáo dục.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trị quyết định đến trình độ cơng tác quản trị NNL của nước đó. Tại một quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, thì ở đó NNL có chất lượng cao, kể cả trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe, tuổi thọ. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao càng có điều kiện đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khi giáo duc đào tạo phát triển lại góp phần quyết định trực tiếp vào việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, trình độ phát triển kinh tế xã hội và nguồn nhân lực có mối quan hệ biện chứng với

nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói cách khác, kinh tế là nền tảng của phát triển xã hội, của con người, trong đó có NNL và đến lượt nó nguồn nhân lực là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)