Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực

1.4.1.2. Giáo dục và đào tạo

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Để quản lý tốt NNL khơng phải tự nhiên mà có được, phải thơng qua q trình giáo dục đào tạo lâu dài và phù hợp với yêu cầu của tiến bộ xã hội. Giáo dục là nhân tố cơ bản để hình thành, phát triển ở mỗi con người nhân cách, sức lao động, tạo ra cho con người sự phát triển hài hịa cả thể lực - trí lực - tâm lực. Kết quả của giáo dục đối với mỗi người là nội lực của người ấy và hơn nữa, nội lực ấy phải có khả năng tạo ra của cải vật chất, tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội.

1.4.1.3. Trình độ phát triển khoa học cơng nghệ

Có nhiều nhân tố quyết định đến quá trình tăng năng suất lao động xã hội, trong đó có vai trị quyết định của trình độ KHCN. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 xác định: “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao năng suất lao động, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế”

Cơ cấu nòng cốt của đội ngũ lao động là đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, quản lý kinh tế - xã hội,... Việt Nam đang thực hiện quá trình đổi mới khoa học, cơng nghệ, q trình này diễn ra rộng khắp, từ các tổ chức, đơn vị, các

ngành, địa phương và chính q trình này kéo theo sự đổi mới về NNL. Trong lịch sử phát triển của loài người, bao giờ các cuộc cách mạng KHCN cũng dẫn đến sự biến đổi có tính cách mạng, sự biến đổi về chất của lực lượng sản xuất xã hội; trong đó con người là một thành phần chủ yếu của lực lượng sản xuất ấy. Trường hợp của Việt Nam cũng thế, sự đổi mới KHCN đang và sẽ tác động ngày càng mạnh đến nguồn nhân lực và công tác quản lý nguồn nhân lực.

1.4.1.4. Dân số, trình độ phát triển y tế, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

* Dân số:

Dân số tăng nhanh làm dồi dào thêm nguồn nhân lực, song lại đặt ra hàng loạt vấn đề: từ bảo đảm y tế, giáo dục, đào tạo nghề đến giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự biến thiên của quy mô, chất lượng và cơ cấu nguồn lao động, gây áp lực lớn lên vấn đề lao động - việc làm. Tăng trưởng dân số có tác động trực tiếp tới cơng tác quản lý NNL.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số dẫn đến cung lao động của nền kinh tế lớn luôn tạo thuận lợi cho các tổ chức, tổ chức, đơn vị có khả năng chọn lựa, sàng lọc một NNL có chất lượng nâng cao.

Tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định.

* Trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe:

Các hoạt động y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội lồi người, con người ln ln có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ khơng những của bản thân mà của cả gia đình mình. Khơng một ai lại sống mà luôn luôn khoẻ mạnh cả bởi sự thay đổi thường xuyên của môi trường sống cùng với sự vận động của thế giới tự nhiên. Các hoạt động y tế mà con người sáng tạo ra cũng chính nhằm mục đích điều hồ những tác động không tốt của môi trường sống tới con người.

Nghị quyết TW4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã khẳng định: Con người là nguồn tài nguyên qúi báu nhất của xã hội, con người quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn qúy nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Do vậy, với bản chất nhân đạo và định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường,

ngành y tế phải đảm bảo sự cơng bằng và hiệu qủa trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Sức khỏe tốt thì chất lượng NNL và cơng tác quản trị nguồn nhân lực ở cả hiện tại và tương lai đều có thể phát triển, CBCC có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc. Việc ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những người khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần; giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thông qua giáo dục ở nhà trường và hệ thống y tế.

1.4.1.5. Sự tác động của các chính sách vĩ mơ của Nhà nước

Chính sách vĩ mơ của Nhà nước có tác động quan trọng tới công tác quản trị NNL, đặc biệt là các chính sách kinh tế - xã hội như:

- Chính sách phát triển dân số: Bao gồm các chính sách về truyền thơng dân số, các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là các chương trình truyền thơng dân số ở các khu vực vùng sâu, vùng xa... Các chính sách kiểm sốt dân số và kế hoạch hóa gia đình đã góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số và mức sinh, làm chậm lại tốc độ tăng nguồn lao động.

- Chính sách phát triển giáo dục cơ bản: tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo NNL và là một nhân tố cơ bản của phát triển NNL. Vì vậy, việc đánh giá phát triển NNL của một quốc gia, trước hết người ta dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thơng (tỷ lệ người biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục - số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học…).

- Chính sách phát triển đào tạo NNL (phát triển kỹ năng) bao gồm chính sách về quy mơ đào tạo, chính sách về cơ cấu đào tạo, chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL (bao gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề và trong sản xuất...). Đây là hệ thống chính sách mang tính chất chiến lược dài hạn có tác động lớn đến chất lượng, trình độ NNL của một đất nước, của một địa phương.

- Chính sách bảo vệ và tăng cường thể lực NNL: Đó là những chính sách chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người dân, nhằm tạo dựng nên những

thế hệ người Việt Nam cân đối, cường tráng, góp phần phát triển nguồn nhân lực có thể lực tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện con người và thực hiện công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

- Chính sách thu hút và sử dụng NNL: Đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp nhất đến quá trình quản lý nguồn nhân lực, bao gồm chính sách về việc làm (chính sách đa dạng hóa việc làm, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm, chính sách về cơ cấu việc làm); chính sách về thị trường lao động; chính sách khuyến khích tài năng…

- Chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp: Chính sách về bảo hiểm xã hội, các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, quy định mức lương tối thiểu... là môi trường pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội, góp phần thúc đẩy NNL xã hội ngày một phát triển.

1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng bên trong tổ chức

1.4.2.1. Môi trường làm việc trong tổ chức

Mơi trường làm việc bên trong tổ chức có nhiều yếu tố đặc biệt là các yếu tố thuộc về tinh thần; giữ vai trò quan trọng nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của CBCC. Các biện pháp khuyến khích tinh thần hiệu quả như tạo mơi trường làm việc thân thiện, tiện nghi, tổ chức tổ các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, tổ chức tốt các phong trào thi đua, động viên khen thưởng kịp thời và đánh giá, bố trí nhân lực hợp lý là những yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển của đơn vị, tổ chức.

1.4.2.2. Chích sách thu hút nhân tài

Chính sách thu hút nhân tài, phát triển NNL bao gồm hầu hết những giải pháp tác động đến quá trình tăng cường năng lực của từng con người và tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lực đó cho phát triển. Đó là những lĩnh vực và chính sách về điều tiết sức khoẻ và dinh dưỡng, giáo dục - đào tạo, việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của CBCC:

- Chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong quản lý phát triển NNL. Hiện nay ở nước ta chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL có những nội dung chủ yếu sau: nĐa dạng hố các nguồn tài chính nhằm huy động ngày càng nhiều và đa dạng các nguồn tài chính cho phát triển đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch cụ thể đào tạo NNL gắn với sử dụng NNL theo mục tiêu phát triển đất nước trong quá trình CNH, HĐH.

- Xây dựng kế hoạch và các giải pháp khả thi để điều chuyển lực lượng lao động trong ngành giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của hệ thống. Việc điều chuyển không nên thực hiện trên cơ sở áp đặt mà kết hợp những ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi và chế độ ưu đãi với sự cam kết của cá nhân và tổ chức. Những sinh viên nghèo, có hồn cảnh khó khăn có thể được đào tạo miễn phí để trở thành giáo viên đi công tác một thời gian nhất định tại các vùng sâu, vùng xa kết hợp với chế độ cử tuyển trên cơ sở hợp đồng với nơi nhận, cơ quan cấp kinh phí và sinh viên. Việc chuyển cán bộ phải đi kèm với chế độ đãi ngộ thoả đáng.

- Cải cách chế độ tiền lương, làm cho mức lương của cán bộ làm việc trong khu vực giáo dục và đào tạo không thấp hơn khu vực khác; cán bộ nghiên cứu có năng lực sáng tạo cao phải có thu nhập cao hơn hẳn so với mức thu nhập chung.

- Xã hội hố huy động các nguồn lực tài chính cho giải quyết việc làm. Tăng hỗ trợ kinh phí Nhà nước cho các chương trình dự án giải quyết việc làm. khuyến khích các tổ chức, đơn vị hỗ trợ kinh phí cho CBCC tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

DTQG là một bộ phận kinh tế NN, nhằm chủ động tích lũy một bộ phận của cải vật chất, thành lực lượng dự phòng chiến lược để sử dụng vào mục đích: phịng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; phục vụ an ninh quốc phịng; góp phần phát triển sản xuất, ổn định đời sống và thực hiện các nhiệm vụ khác của Chính phủ. Ngày 13/01/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 663/TTg về tổ chức vật tư của Quốc gia, với danh mục gồm 27 mặt hàng, trị giá gần 50 tỷ đồng, đồng thời tạm giao cho Ủy ban kế hoạch Quốc gia theo dõi, đôn đốc việc tổ chức và bảo quản vật tư dự trữ ở bốn Bộ (Thương nghiệp, Cơng nghiệp, Quốc phịng, Y tế). Với Quyết định này, NN đã đề ra những nguyên tắc cơ bản hình thành lực lượng DTQG. Xét nhu cầu thống nhất quản lý lực lượng dự trữ vật tư NN, ngày 07/08/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 997/TTg thành lập Cục Quản lý Dự trữ vật tư của NN, thuộc Chính phủ. Đối với CBCC trong toàn ngành dự trữ, ngày 07/08/1956 được coi là mốc son lịch sử gắn liền với việc thành lập Cục Dự trữ, tổ chức quản lý NN chuyên ngành về dự trữ, lần đầu tiên có ở Việt nam; đồng thời ngày nay, ngày 7 tháng 8 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Ngành DTQG.

Nghị quyết của UBTV Quốc hội ngày 29/12/1978 về điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Hà Nội. Theo đó, một số huyện giáp ranh Thủ đơ của 02 tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú sáp nhập vào địa bàn Hà Nội. Tiền thân của Cục DTNN khu vực Hà Nội là Tổng kho A1 (gọi theo mật danh) chính thức ra đời được thành lập theo Quyết định số 115/LTTP-DT ngày 07/5/1979 với sự hình thành từ một số cụm kho đang tồn tại cũ của các Ban 51 (tên gọi theo mật danh của Dự trữ lương thực lúc đó) thuộc 02 tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú quản lý, bao gồm các cụm kho (gọi là K51- Mỗi cụm kho lại có nhiều điểm kho

khác nhau) K51 Hoài Đức, K51 Phúc Thọ, K51 Thạch Thất, K51 Ba Vì của tỉnh Hà

Sơn Bình và K51 Mê Linh, K51 Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan Trung ương với nhiệm vụ dự trữ lương thực cho Thủ đô Hà Nội.

Cục Quản lý Dự trữ vật tư NN, trên cơ sở hợp nhất và sáp nhập các Cục quản lý Dự trữ ở các Bộ, Ngành, nhằm tăng cường và thống nhất công tác quản lý Dữ trữ vật tư NN. Theo đó, Tổng kho A1 được chuyển giao từ Cục Dự trữ lương thực về Cục Quản lý Dự trữ vật tư NN, đồng thời tiếp nhận thêm Trạm Dự trữ than T1 của Tổng công ty than Bộ Vật tư và đổi tên thành Tổng kho A29 quản lý dự trữ nhiều loại mặt hàng chiến lược của NN như: than, ô tô, kim loại, xăm lốp, vải bạt, vải may mặc,...

Ngày 24/9/1988 đổi tên thành Chi cục Dự trữ Hà Nội theo Quyết định số 06/QĐ-DTQG của Cục trưởng Cục DTQG.

Năm 1991 Chi cục Dự trữ Hà Nội tiếp nhận thêm vùng kho Đông Anh, vùng kho Nỉ + Hồng Kỳ (Sóc Sơn). Trực thuộc Chi cục Dự trữ Hà Nội lúc đó có 06 cụm kho gồm C291 (Phúc Thọ), C292 (Thạch Thất, Ba Vì, Sơn Tây), C293 (Mê Linh, Sóc Sơn), C294 (Đơng Anh), C295 (Hồi Đức), C296 (ghép từ kho Trâu Quỳ, Gia Lâm vào Trạm T1).

Tại Chi cục Dự trữ Hà Nội, theo Quyết định số 38/QĐ-DTQG ngày 14/4/1998 các cụm kho trực thuộc được đổi tên thành Tổng kho Dự trữ, gồm: Tổng kho Dự trữ Đông Anh (từ cụm kho C294), Tổng kho Dự trữ Sóc Sơn (từ cụm kho C293), Tổng kho Dự trữ Thanh Trì (từ cụm kho C296).

Ngày 20/04/2004 đổi tên thành DTQG khu vực Hà Nội theo Quyết định số 39/2004/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Do quy hoạch lại địa giới hành chính của thành phố Hà Nội, ngày 31/8/2008 DTQG khu vực Hà Nội được hợp nhất nhận thêm toàn bộ DTQG khu vực Hà Sơn Bình và DTQG khu vực Hà Nội đồng thời nhận bàn giao thêm điểm kho Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)