Các nguồn và phương pháp tuyển dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1.3. Nội dung quản trị nguồn nhân lực

1.3.3.3. Các nguồn và phương pháp tuyển dụng nguồn nhân lực

Việc tuyển dụng nhân sự thường dựa vào 2 nguồn chính: bên trong (nội bộ) và bên ngồi.

* Nguồn bên trong (nội bộ):

Nguồn bên trong là những người đang làm trong đơn vị nhưng muốn hoặc có thể thuyên chuyển hay đề bạt vào một vị trí mới.

Ưu điểm:

+ Thứ nhất: Nguồn bên trong cho phép sử dụng hiệu quả hơn NNL hiện có, cùng thời gian và sự phát triển của tổ chức, đơn vị sẽ có một bộ phận nhân sự khơng cịn thích hợp với cơng việc cũ hoặc dư thừa nhưng tổ chức, đơn vị chưa thể thải hồi được với nhiều lý do khác nhau.

+ Thứ hai: Nguồn bên trong tạo ra cơ hội thăng tiến cho mọi người.

+ Thứ ba: Đây không phải là tuyển nhân viên mới mà là tuyển nhân viên hiện hành, những người đó quen thuộc, thơng hiểu cơ cấu và những mối quan hệ trong đơn vị, tổ chức, thích ứng với mơi trường làm việc. Do đó, đối với những người này việc hội nhập đơn giản và dễ dàng hơn, ít tốn thời gian hơn. Đơn vị tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Nhược điểm:

+ Việc tuyển dụng nhân viên vào chức vụ trống trong tổ chức theo kiểu thăng chức nội bộ có thể gây hiện tượng chai lỡ, sơ cứng do các nhân viên được thăng chức đó quen với cách làm việc của cấp trên trước đây, họ sẽ dập khuôn vỡ thế mất đi sự sáng tạo, khơng dấy lên được khơng khí thi đua mới.

+ Trong tổ chức dễ hình thành nên các nhóm “ứng viên khơng thành công”, họ là những người được ứng cử vào các chức vụ nhưng không được tuyển chọn từ đó có tâm lý khơng phục lãnh đạo, chia bè phái gây mất đoàn kết.

* Nguồn bên ngoài

Nguồn tuyển dụng: Nguồn tuyển dụng bên ngoài thường là:

+ Hệ thống các cơ sở đào tạo

+ Các cơ quan tuyển dụng: Ở nước ta hiện nay, các tổ chức này thường hoạt động dưới dạng các doanh nghiệp hay các trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm.

+ Sự giới thiệu của người quen.

+ Các ứng viên tự nộp đơn xin việc: Đây là nguồn ứng viên đáng kể về số lượng nhưng không phải lúc nào họ cũng là những ứng viên mà đơn vị cần tìm.

Ưu điểm:

+ Thu hút được nhiều chuyên gia, những nhân viên giỏi, qua đó tuyển chọn vào các chức danh phù hợp.

+ Các nhân viên mới thường tỏ ra năng nổ, chứng minh khả năng làm việc của mình bằng cơng việc cụ thể cho nên hiệu quả sử dụng lao động rất cao.

Nhược điểm: Người được tuyển dụng phải mất một thời gian dài để làm quen với cơng việc. Do đó họ có thể chưa hiểu rõ được mục tiêu, lề lối.

Phương pháp tuyển dụng: Hiện nay có các phương pháp tuyển chọn nhân sự

được các chuyên gia sử dụng thường xuyên, (1) là phương pháp thông qua bản thông báo tuyển dụng, đây là bản thơng báo về vị trí cơng việc cần tuyển người; (2) Thu hút căn cứ vào các thông tin trong “Danh mục các kỹ năng” mà tổ chức thường lập về từng cá nhân lưu trữ trong hồ sơ tổ chức; (3) cử cán bộ tổ chức đến các trường, đơn vị có liên quan để tuyển dụng (Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)