Chức năng, nhiệm vụ của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.1. Tổng quan về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội

* Chức năng

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nước và quản lý nhà nước về hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Được giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia trên 01 thành phố và 01 tỉnh (thành phố Hà Nội, tỉnh Hịa Bình) theo địa bàn hành chính.

* Nhiệm vụ và quyền hạn

- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định:

Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm về dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

Chương trình, kế hoạch, dự án, đề án triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; - Kế hoạch dự trữ nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị.

- Kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị dự trữ trên địa bàn trong việc thực hiện kế hoạch dự trữ theo đặt hàng của Nhà nước và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật dự trữ nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ, các tổ chức, cá nhân sử dụng dự trữ nhà nước trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật dự trữ nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ theo kế hoạch được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện xuất hàng dự trữ nhà nước để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc cho các mục đích khác, đảm bảo kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng và hiệu quả; kiểm tra việc sử dụng hàng dự trữ nhà nước sau khi xuất, cấp cứu trợ, cứu hộ. - Hàng dự trữ nhà nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; quản lý và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cơng tác bảo vệ, bảo mật, phịng chống cháy, nổ, bão lụt, đảm bảo an toàn hàng dự trữ theo quy định của Nhà nước và Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực được giao; quản lý tài chính, giá, phí, hạch tốn kế tốn, kiểm tra nội bộ, quyết toán theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa hệ thống kho dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính và Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; thực hiện hiện đại hố cơng tác quản lý và bảo quản hàng dự trữ nhà nước theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ nhà nước.

- Thực hiện công tác thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị trực thuộc; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ nhà nước, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật dự trữ nhà nước trong quá trình tiếp nhận, sử dụng hàng dự trữ nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tổng kết thực tiễn, kiến nghị và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định về quản lý dự trữ nhà nước.

- Báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn được phân công và phối hợp với các cơ quan chuyên môn địa phương trong việc triển khai quy hoạch, kế hoạch mua, bán, nhập, xuất, cứu trợ, cứu nạn, tham gia bình ổn thị trường, xây dựng giá mua, giá bán hàng dự trữ trên địa bàn.

- Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực được ban hành các quy định, quy chế quản lý đơn vị, ban hành quyết định cá biệt theo thẩm quyền; được ký văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc các văn bản được Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước uỷ

quyền theo quy định của pháp luật.

- Được quan hệ với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội

* Cơ cấu tổ chức

Số lượng CBCC, các tổ chức giúp việc Cục trưởng và các Chi cục trực thuộc Cục DTNN khu vực Hà Nội, thể hiện ở bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1. Số lượng CBCC Cục DTNN khu vực Hà Nội năm 2018

STT Đơn vị Số người

1 Lãnh đạo Cục 04

2 Phòng Tổ chức hành chính 17

3 Phịng Tài chính kế tốn 08

4 Phòng Kế hoạch và quản lý hàng dự trữ 05

5 Phòng Kỹ thuật bảo quản 05

6 Phòng Thanh tra 05

7 Chi cục DTNN Hịa Bình 24

8 Chi cục DTNN Mỹ Đức 20

9 Chi cục DTNN Thanh Oai 16

10 Chi cục DTNN Chương Mỹ 17

11 Chi cục DTNN Sơn Tây 12

12 Chi cục DTNN Đông Anh 25

13 Chi cục DTNN Từ Liêm 13

14 Chi cục DTNN Thanh Trì 11

Tổng số 182

* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục DTNN khu vực Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ 2.1 sau đây:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục DTNN khu vực Hà Nội

(Nguồn: Phịng Tổ chức Hành chính, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội)

TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC HÀ NỘI PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHỊNG KẾ HOẠCH & QLHDT PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ TỐN PHỊNG KÝ THUẬT BẢO QUẢN PHÒNG THANH TRA CHI CỤC DTNN HỊA BÌNH CHI CỤC DTNN MỸ ĐỨC CHI CỤC DTNN THANH OAI CHI CỤC DTNN CHƯƠNG MỸ

CHI CỤC DTNN ĐÔNG ANH

CHI CỤC DTNN TỪ LÊM CHI CỤC DTNN THANH TRÌ

CHI CỤC DTNN SƠN TÂY

BỘ PHẬN TÀI VỤ QUẢN TRỊ BỘ PHẬN KÝ THUẬT BẢO QUẢN CÁC TRƯỞNG KHO DỰ TRỮ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)