Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1.3. Nội dung quản trị nguồn nhân lực

1.3.4.3. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

- Đào tạo trong công việc :

Đây là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những CBCC lành nghề hơn. Nhóm này bao gồm những phương pháp như:

a) Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc tức là người dạy giới thiệu, giải thích về mục tiêu của công việc, chỉ dẫn tỉ mỉ, từng bước để người học quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo công việc.

b) Đào tạo theo kiểu học nghề: người học được học lý thuyết ở trên lớp sau đó được đưa đến nơi làm việc dưới sự hướng dẫn của những CBCC lành nghề trong

một thời gian; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho đến khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề

c) Kèm cặp và chỉ bảo: người học học các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của người khác. Có ba cách để kèm căp: kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp, kèm cặp bởi một cố vấn, và kèm cặp bởi người có kinh nghiệm hơn.

d) Ln chuyển và thun chuyển vị trí cơng việc : là phương pháp chuyển CBCC từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kiến thức và kinh nghiệm thu được qua quá trình luân chuyển sẽ giúp họ có khả năng thực hiện đựơc những cơng việc cao hơn trong tương lai.

- Đào tạo ngồi cơng việc:

Đây là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện công việc thực tế. Các phương pháp đó bao gồm:

a) Tổ chức các lớp học: các tổ chức có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập. Chương trình đào tạo gồm có cả phần lý thuyết và phần thực hành, do các cán bộ có chun mơn của tổ chức thực hiện.

b) Cử đi học ở các lớp đào tạo chính quy: các tổ chức cũng có thể cử CBCC đến các cơ sở đào tạo do các Bộ, ngành hoặc trung ương tổ chức.

c) Các bài giảng, hội nghị, hội thảo: học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó họ học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.

d) Đào tạo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính: Các chương trình đào tạo được viết sẵn trên phần mềm máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo các hướng dẫn của máy tính.

e) Đào tạo kiểu phịng thí nghiệm: bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật như bài tập tình huống, diễn kịch, mơ phỏng trên máy tính, trị chơi quản lý hoặc các bài tập giải quyết vấn đề. (Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)