Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.1. Tổng quan về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

DTQG là một bộ phận kinh tế NN, nhằm chủ động tích lũy một bộ phận của cải vật chất, thành lực lượng dự phòng chiến lược để sử dụng vào mục đích: phịng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; phục vụ an ninh quốc phịng; góp phần phát triển sản xuất, ổn định đời sống và thực hiện các nhiệm vụ khác của Chính phủ. Ngày 13/01/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 663/TTg về tổ chức vật tư của Quốc gia, với danh mục gồm 27 mặt hàng, trị giá gần 50 tỷ đồng, đồng thời tạm giao cho Ủy ban kế hoạch Quốc gia theo dõi, đôn đốc việc tổ chức và bảo quản vật tư dự trữ ở bốn Bộ (Thương nghiệp, Cơng nghiệp, Quốc phịng, Y tế). Với Quyết định này, NN đã đề ra những nguyên tắc cơ bản hình thành lực lượng DTQG. Xét nhu cầu thống nhất quản lý lực lượng dự trữ vật tư NN, ngày 07/08/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 997/TTg thành lập Cục Quản lý Dự trữ vật tư của NN, thuộc Chính phủ. Đối với CBCC trong toàn ngành dự trữ, ngày 07/08/1956 được coi là mốc son lịch sử gắn liền với việc thành lập Cục Dự trữ, tổ chức quản lý NN chuyên ngành về dự trữ, lần đầu tiên có ở Việt nam; đồng thời ngày nay, ngày 7 tháng 8 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Ngành DTQG.

Nghị quyết của UBTV Quốc hội ngày 29/12/1978 về điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Hà Nội. Theo đó, một số huyện giáp ranh Thủ đô của 02 tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú sáp nhập vào địa bàn Hà Nội. Tiền thân của Cục DTNN khu vực Hà Nội là Tổng kho A1 (gọi theo mật danh) chính thức ra đời được thành lập theo Quyết định số 115/LTTP-DT ngày 07/5/1979 với sự hình thành từ một số cụm kho đang tồn tại cũ của các Ban 51 (tên gọi theo mật danh của Dự trữ lương thực lúc đó) thuộc 02 tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú quản lý, bao gồm các cụm kho (gọi là K51- Mỗi cụm kho lại có nhiều điểm kho

khác nhau) K51 Hoài Đức, K51 Phúc Thọ, K51 Thạch Thất, K51 Ba Vì của tỉnh Hà

Sơn Bình và K51 Mê Linh, K51 Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan Trung ương với nhiệm vụ dự trữ lương thực cho Thủ đô Hà Nội.

Cục Quản lý Dự trữ vật tư NN, trên cơ sở hợp nhất và sáp nhập các Cục quản lý Dự trữ ở các Bộ, Ngành, nhằm tăng cường và thống nhất công tác quản lý Dữ trữ vật tư NN. Theo đó, Tổng kho A1 được chuyển giao từ Cục Dự trữ lương thực về Cục Quản lý Dự trữ vật tư NN, đồng thời tiếp nhận thêm Trạm Dự trữ than T1 của Tổng công ty than Bộ Vật tư và đổi tên thành Tổng kho A29 quản lý dự trữ nhiều loại mặt hàng chiến lược của NN như: than, ô tô, kim loại, xăm lốp, vải bạt, vải may mặc,...

Ngày 24/9/1988 đổi tên thành Chi cục Dự trữ Hà Nội theo Quyết định số 06/QĐ-DTQG của Cục trưởng Cục DTQG.

Năm 1991 Chi cục Dự trữ Hà Nội tiếp nhận thêm vùng kho Đông Anh, vùng kho Nỉ + Hồng Kỳ (Sóc Sơn). Trực thuộc Chi cục Dự trữ Hà Nội lúc đó có 06 cụm kho gồm C291 (Phúc Thọ), C292 (Thạch Thất, Ba Vì, Sơn Tây), C293 (Mê Linh, Sóc Sơn), C294 (Đơng Anh), C295 (Hồi Đức), C296 (ghép từ kho Trâu Quỳ, Gia Lâm vào Trạm T1).

Tại Chi cục Dự trữ Hà Nội, theo Quyết định số 38/QĐ-DTQG ngày 14/4/1998 các cụm kho trực thuộc được đổi tên thành Tổng kho Dự trữ, gồm: Tổng kho Dự trữ Đông Anh (từ cụm kho C294), Tổng kho Dự trữ Sóc Sơn (từ cụm kho C293), Tổng kho Dự trữ Thanh Trì (từ cụm kho C296).

Ngày 20/04/2004 đổi tên thành DTQG khu vực Hà Nội theo Quyết định số 39/2004/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Do quy hoạch lại địa giới hành chính của thành phố Hà Nội, ngày 31/8/2008 DTQG khu vực Hà Nội được hợp nhất nhận thêm tồn bộ DTQG khu vực Hà Sơn Bình và DTQG khu vực Hà Nội đồng thời nhận bàn giao thêm điểm kho Mê Linh của DTQG khu vực Vĩnh Phú.

Ngày 05/10/2009 đổi tên thành Cục DTNN khu vực Hà Nội theo Quyết định số: 2446/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời các Tổng kho Dự trữ trực thuộc đổi tên thành Chi cục DTNN

Cục DTNN khu vực Hà Nội có chức năng trực tiếp quản lý hàng DTNN và thực hiện quản lý NN các hoạt động DTNN trên địa bàn 2 tỉnh thành Hịa Bình và Hà Nội, có vị trí đặc biệt về chính trị, quốc phịng và giao lưu thơng thương với các tỉnh lân cận, dễ dàng vận chuyển cứu trợ các tỉnh phía Bắc. Do vậy, khu vực Hà Nội cần được bố trí một lực lượng dự trữ đủ mạnh nhằm góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định kinh tế cho nhân dân Thủ đô và các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)