Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, quá trình CNH - HĐH, hội nhập kinh tế, công tác quản trị NNL ngày càng được Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Hà Nội chú trọng và đầu tư. Nhìn chung NNL của Cục trong những năm gần đây bước đầu đã có những thay đổi, đặc biệt là chất lượng NNL, số lượng nguồn nhân lực. Trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị ngày càng được nâng cao, việc quản trị nguồn nhân lực thực hiện theo quy chế, quy định, hiệu quả hơn góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đóng góp lớn vào thành tích của tồn Tổng cục, thể hiện ở các mặt:

Một là: Quy mô nguồn nhân lực được tăng lên: Đã tạo được đội ngũ nhân

lực ổn định, có trình độ chun mơn tương đối đồng đều, trong đó trình độ cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ không nhỏ; nhân lực có độ tuổi hợp lý, thuận lợi cho công tác quản lý trong thời gian dài. Quy mô hoạt động của Cục không ngừng tăng lên do vậy kéo theo nhu cầu tăng thêm nhân lực hàng năm

Hai là, Công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức ngày

càng hợp lý: Công tác tiếp nhận, tuyển dụng, nhất là thơng qua hình thức thi tuyển

cạnh tranh, công khai minh bạch đã được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đã tuyển chọn được đội ngũ cán bộ, công chức viên chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ đáp ứng yêu cầu về các mặt, là lưc lượng nòng cốt của đơn vị trong tương lai. Lãnh đạo cục hết sức chú trọng trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ đảm nhận các vị trí chủ chốt. Công tác bổ nhiệm cán bộ được tiến hành theo đùng quy trình, thủ tục, quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Có cơ chế sàng lọc, xử lý thanh loại những cán bô yếu kém về năng lực, thối hóa biến chất, vi phạm nội quy lao động góp phần nâng cao chất lượng cán bộ để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Ba là, Công tác đạo tạo bồi dưỡng NNL được đẩy mạnh: Ngành Dự trữ có

đơn vị đào tạo nghiệp vụ riêng biệt (Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính; Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ). Đây là ưu thế trong công tác đào tạo cho cán bộ, công chức viên chức của Bộ Tài chính nói chung và của Ngành dự trữ nói riêng, tạo tính chủ động trong kế hoach cũng như nội dung đào tạo. Điều này vừa nâng cao trình độ nhận thức, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong q trình hoạt động. Việc đào tạo được tiến hành liên tục với mục tiêu không ngừng nâng cao trình độ chun mơn cho CBCC nhằm nắm bắt kịp thời về chế độ chính sách đổi mới trong cơng tác bảo quản, nhập xuất hàng hóa để phục vụ nhiệm vụ được tốt hơn.

Ngồi ra, cơng tác đào đạo, bồi dưỡng NNL được quan tâm thường xuyên với hình thức, nội dung, đối tượng đào tạo phong phú, đáp ứng nhu cầu nâng cao, bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản lý điều hành, kiến thức ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kiến thức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước gắn với cải cách hành chính, chuẩn bị đội ngũ NNL có đủ các tố chất cần thiết thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập.

Bốn là, Hoạt động duy trì nguồn nhân lực ngày càng phong phú: Chính

sách tiền lương, tiền thưởng được thực hiện đúng chế độ, thu nhập từng bước được cải tiến, đời sống cán bộ, công chức viên chức (cả về vật chất và tinh thần) từng

bước được cải thiện và nâng cao; môi trường làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các phúc lợi… được bảo đảm theo quy định của Nhà nước và khả năng của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại cục dự trữ nhà nước khu vực hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)